Chương trình vũ khí bí mật khiến Lockheed Martin thua lỗ nặng

GD&TĐ - Công ty tin tưởng rằng tình hình tài chính cuối cùng sẽ được cải thiện khi họ đã rút ra được kinh nghiệm.

Chương trình vũ khí bí mật khiến Lockheed Martin thua lỗ nặng

Gã khổng lồ quốc phòng Mỹ Lockheed Martin có hai chương trình đặc biệt mà họ sẽ chi khoảng 1,9 tỷ đô la, trong đó hơn 410 triệu đô la dành cho một dự án hàng không và hơn 1,4 tỷ đô la dành cho một "vũ khí bí mật".

Thông tin này được cung cấp bởi Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Lockheed Martin, theo báo cáo của Tạp chí Air and Space Forces. Vì những lý do hiển nhiên, quan chức trên không cung cấp bất kỳ thông tin cụ thể nào về những "chương trình bí mật" này, trong khi vẫn nói rằng nhìn chung tình hình tài trợ cần được cải thiện.

Nhân vật trên đảm bảo rằng giá cả của các giai đoạn tiếp theo trong các dự án này sẽ được công khai và bày tỏ kỳ vọng về một "mức biên lợi nhuận hợp lý". Ông cũng nhấn mạnh rằng những chương trình nói trên cần dựa trên kinh nghiệm bản thân với tư cách là một cựu phi công Không lực Hoa Kỳ.

35d679f9f6253996.jpg
Tên lửa không đối không AIM-120 được phóng từ tiêm kích F-16C.

Về những gì ẩn chứa đằng sau các chương trình "bí mật" là vấn đề thu hút sự quan tâm, nếu chúng ta nói về điểm đầu tiên, cụ thể là hàng không, thì khả năng cao quan chức trên đang nói đến một "máy bay không người lái trinh sát tiên tiến" chưa được đặt tên.

Về đạn dược, có khả năng đây là phiên bản kế nhiệm của tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, cụ thể là Tên lửa chiến thuật tiên tiến AIM-260 (JATM). Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ từng gọi loại tên lửa này là "ưu tiên số một" đối với cả Không quân và Hải quân.

Tuy nhiên chương trình đang bị triển khai chậm trễ - lúc đầu báo chí nói rằng nó sẽ đi vào hoạt động từ năm 2022 hoặc vào mùa xuân năm 2023. Không lực Hoa Kỳ báo cáo rằng dự án đang đúng tiến độ, nhưng đến năm 2024 vẫn chưa có thêm thông tin về sự khởi đầu của quá trình sản xuất hàng loạt loại vũ khí này.

Nhìn chung, cơ quan báo chí của doanh nghiệp và Lầu Năm Góc đều cung cấp thông tin hạn chế về dự án, nhưng giới truyền thông biết rằng các cuộc thử nghiệm đã bắt đầu vào năm 2023.

Một minh chứng cho dự án này là vào năm ngoái, Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch tăng mạnh kinh phí sản xuất tên lửa AIM-120 AMRAAM.

Đây là dịp để suy nghĩ về tương lai của tên lửa AIM-260 JATM, nhưng một lần nữa, Không lực Hoa Kỳ tuyên bố rằng không có vấn đề gì với nó và quyết định sản xuất AIM-120 AMRAAM, có liên quan đến xu hướng tăng sản lượng đạn dược nói chung.

Tên lửa chống radar tiên tiến AGM-88G AARGM-ER của Mỹ.
Theo Air and Space Forces Magazine

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

(Ảnh minh họa)

Kỷ nguyên vươn mình: Sẵn sàng tâm thế

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, TS Vũ Ngọc Lương, Trưởng khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ về vai trò, sức mạnh của Đảng trong công cuộc đổi mới và phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.