Chương trình tiên tiến khiến SV phải chủ động hơn

Chương trình tiên tiến khiến SV phải chủ động hơn

(GD&TĐ) - Được triển khai từ năm học 2008, CTTT ngành Công nghệ thực phẩm (Khoa Công nghệ thực phẩm) của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM được triển khai theo giai đoạn II của Bộ. Đến nay, trải qua được 3 khóa CTTT đã mang lại những hiệu quả nhất định cho trường.

Thành quả lớn nhất của CTTT tại Trường ĐH Nông Lâm là thay đổi được phương pháp học tập và giảng dạy theo một chương trình tiên tiến. Các giáo viên được đi tập huấn về phương pháp giáo dục tiên tiến, buộc SV phải chủ động “làm việc” nhiều hơn, ý thức học tập cũng được nâng cao hơn so với SV chính quy (hệ SV bình thường).

Về phía cơ sở vật chất, nhờ chương trình nên hệ thống trang thiết bị được nâng lên với các phòng ốc hiện đại, SV có thể tiếp cận tốt hơn rất nhiều phục vụ cho việc học. Bên cạnh đó, độ lan tỏa của chương trình tại trường rất lớn. Không chỉ riêng khoa Công nghệ thực phẩm mà các khoa khác cũng chú trọng cử giáo viên đi tập huấn tại các trường ĐH tiến tiến trên thế giới; chẳng hạn năm nay có Khoa chăn nuôi Thú Y – ngành thú ý bắt đầu tuyển sinh theo chương trình tiên tiến.

Giờ thực hành của sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM
Giờ thực hành của sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM

Bên cạnh những thành quả đạt được, trường cũng gặp phải một số khó khăn: Đó là khi thực hiện tuyển sinh, thông tin về chương trình tiên tiến còn ít, thiếu thông tin P.R đến với sinh viên do vậy nhà trường cũng khó khăn khi tuyển sinh viên. Bởi khi năm đầu mở ra chương trình SV ngộ nhận giống như các chương trình liên kết với nước ngoài khác tại các trường ngoài công lập.

Đồng thời, riêng ngành Công nghệ thực phẩm tại trường không phải là ngành “hot” cũng không thuộc những nhóm ngành “chìm” mà ở giữa trung bình nên khó tuyển sinh với sự cạnh tranh của các trường ngoài công lập rất nhiều. Về cơ chế, đây không phải là chương trình được tách ra đứng độc lập mà năm trong hệ thống các ngành của trường ĐH, tính tự chủ của trường thấp nên kéo theo chương trình cũng khó khăn.

Bên cạnh đó, kiểm tra tiếng Anh đầu vào là một điều kiện của tuyển sinh, việc này thực hiện khó khăn khi SV có tâm lý e ngại khi đăng ký vào học chương trình. Thực tế số SV đạt trình độ tiếng Anh đầu vào các năm trước khoảng 70 – 80 %, mức tuyển tiếng Anh chưa đáp ứng được mức 500 TOEFL của Bộ. Trong thực tế giảng dạy, số lượng giáo trình, bài giảng các môn học bằng tiếng Anh chỉ mới đáp ứng được dưới dạng giáo viên cho SV tự photo.

Để cải thiện vấn đề này, cần phải hợp đồng với giáo viên soạn bài giảng, giáo trình bằng tiếng Anh cho sinh viên sẽ đạt hiệu quả học tập cao hơn. Về nguồn lực con người, phải mở các lớp đào tạo cho giáo viên, cử giáo viên đi tập huấn ở các nước đối tác trên thế giới.

Thái Khuê (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ