Chương trình Ngữ văn mới nên thế nào?

GD&TĐ - Vừa qua, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra hội thảo nội bộ góp ý cho dự thảo chương trình Ngữ văn mới. Là một nhà văn có quá trình dạy văn lâu năm (40 năm) ở trường THPT, tôi được mời dự và sau đây là một số ý kiến cá nhân mà tôi mạnh dạn nêu ra để ban soạn thảo chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn tham khảo.

Chương trình Ngữ văn mới nên thế nào?

Trước nhất, tôi đồng ý về cơ bản với tiêu chí lựa chọn văn bản trình bày trong bản Phụ lục do ban soạn thảo chương trình Ngữ văn mới gửi tới Hội Nhà văn Việt Nam như phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí… của học sinh ở từng lớp học, cấp học…, có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật...

Chú trọng các văn bản phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, đậm tính nhân văn, tình yêu chân - thiện - mỹ, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại… có tỉ lệ hợp lý giữa văn bản văn học với văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Trong văn bản văn học, chú ý bảo đảm sự cân đối tương đối giữa các thể loại, giữa các giai đoạn văn học, giữa văn học dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài.

Chương trình chỉ quy định 6 tác phẩm bắt buộc phải dạy, đó là Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập còn có một phụ lục các văn bản khuyến nghị dạy trong nhà trường để các tác giả sách giáo khoa và giáo viên tham khảo.

Chương trình và sách giáo khoa mới có một số thay đổi nhưng chương trình và sách giáo khoa hiện hành vẫn được kế thừa, tuy nhiên cách dạy, cách khai thác phải thay đổi.

Nói thế nhưng Dự thảo chương trình Ngữ văn mới thiếu hẳn phần Khái quát về phương pháp dạy mới. Điều này rất quan trọng vì xác định phương pháp dạy chi phối cách chọn tác phẩm dạy.

Theo tôi, phương pháp dạy mới có 2 điểm cần nhấn mạnh, đó là dạy văn như dạy một môn nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ (tác phẩm không phải là tác phẩm nghệ thuật đích thực thì không chọn), điểm thứ hai là coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy và học (vậy phải để học sinh tự học, tự tiếp nhận, không áp đặt, như thế phải chọn tác phẩm theo phương châm ít mà tinh để giáo viên có thời gian hướng dẫn học sinh và học sinh có thời gian tọa đàm, hội thảo, do đó phải chọn nhiều tác phẩm đọc thêm, có thể gấp nhiều lần tác phẩm giảng.

* Về chương trình cụ thể:

Chỉ quy định có 6 tác phẩm bắt buộc thì quá ít vì không bao quát được các giai đoạn, các thể loại chính và để khoảng quá rộng cho sự chọn tác phẩm, dễ để lọt những tác phẩm không tiêu biểu, thậm chí ít giá trị. Theo tôi, chương trình và sách giáo khoa phải có phần cứng và phần mềm. Phần cứng là phần giảng chính thức trên lớp (bắt buộc), phần mềm là phần đọc thêm, phần này, như đã nói trên, là phần gấp nhiều lần phần cứng, học sinh có thể đọc thêm ở nhà).

Cụ thể phần cứng, ngoài 6 tác phẩm "bắt buộc" nói trên, phải có những tác phẩm sau:

- Văn học dân gian phải có truyền thuyết Lạc Long, Âu Cơ, chèo Quan Âm Thị Kính, Trường ca Đam San, Thạch Sanh (thay

Tấm Cám).

- Văn học thế kỷ 11 - 15 phải có Chiếu dời đô, Bạch Đằng giang phú, thơ Nguyễn Trãi (Tùng).

- Văn học thế kỷ 16 phải có thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn Nguyễn Dữ (Người con gái Nam Xương).

- Văn học thế kỷ 18 thơ phải có Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm. Văn phải có Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh ký sự.

- Văn học thế kỷ 19 phải có thơ Nguyễn Du (ngoài Truyện Kiều, như Đọc Tiểu Thanh ký), thơ Cao Bá Quát (bài ca ngắn Đi trên cát).

Thơ Bà huyện Thanh Quan (Thăng Long thành hoài cổ)

Thơ Nguyễn Khuyến (Ông Nghè tháng Tám), thơ Trần Tế Xương (Thương vợ).

- Văn học thế kỷ 20:

+ Văn thơ cách mạng: Văn thơ Phan Bội Châu (Bài ca chúc Tết thanh niên).

+ Xu hướng văn thơ lãng mạn thời kỳ chuyển tiếp: Thơ Tản Đà (Thề non nước)

+ Dòng văn học lãng mạn: Thơ Xuân Diệu (Nguyệt cầm thay Vội vàng), Huy Cận (Tràng giang), Hàn Mặc Tử (Đây thôn Vĩ Dạ).

Văn Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù), Nguyễn Huy Tưởng (Kịch Vũ Như Tô), Thạch Lam (Hai đứa trẻ).

+ Dòng văn học hiện thực: Văn Vũ Trọng Phụng (Số đỏ), Nam Cao (Đời thừa), Nguyên Hồng (Mợ Du)

Thơ ca cách mạng: Tố Hữu (Từ ấy), Hồ Chí Minh (Nhật ký trong tù, Chiều tối).

Đưa Nguyễn Công Hoan sang phần mềm.

- Văn học sau cách mạng tháng 8: Chính Hữu (Đồng chí), Quang Dũng (Tây Tiến), Nguyễn Đình Thi (Đất nước), Tố Hữu

(Việt Bắc).

- Văn học sau 1954: Thơ Chế Lan Viên (Người đi tìm hình của nước); Tế Hanh (Nhớ con sông quê hương); Huy Cận (Đoàn thuyền đánh cá); Phạm Tiến Duật (Lửa đèn); Hữu Thỉnh (Sang thu); Thanh Thảo (Đàn ghi ta của Lorca); Xuân Quỳnh (Sóng); Văn Phan Tứ (Trước giờ nổ súng); Anh Đức (Bức thư Cà Mau); Nguyễn Khải (Một người Hà Nội); Nguyễn Quang Sáng (Chiếc lược ngà); Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ai đã đặt tên cho dòng sông); Kịch Lưu Quang Vũ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt).

- Văn học dân tộc thiểu số: Inrasara (Dân tộc Chăm), Y Phương (Tày) Nói với con

- Văn học thông tin đề nghị nêu rõ tên bài

- Văn học nước ngoài nói chung đồng ý như dự thảo, chỉ đề nghị bỏ bài Tự do (P.Ê luya), bài Người trong bao (A.Chechov) hoặc đưa vào phần mềm vì học sinh khó tiếp nhận. Đưa AQ chính truyện sang phần mềm, đưa Cố hương, Thuốc vào phần cứng.

- Văn nghị luận đồng ý với dự thảo, đề nghị tìm bài về phong cách Hồ Chí Minh hay hơn bài của Lê Anh Trà.

Nhìn chung phần dự thảo hơi nhiều tác phẩm, đề nghị đưa một số sang đọc thêm (phần mềm). Ví dụ Nghêu sò ốc hến (Tuồng đồ), Bích câu kỳ ngộ, thơ Nguyễn Công Trứ; Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng), Tạm biệt Huế (Thu Bồn), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Đồng quê (Phi Vân). Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Sương Nguyệt Minh. Bỏ Cánh đồng bất tận (nội dung phức tạp, không thể để ở phần cứng được).

Đưa trở lại Nguyễn Thi vào phần mềm, chứ không bỏ hẳn như trong dự thảo được.

Các tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh nên có mặt ít ra là trong phần mềm như Đỗ Chu, Hồ Phương, Lê Văn Thảo, chứ không thể bỏ hẳn ra ngoài chương trình được.

Văn học dân tộc thiểu số phải có Lò Ngân Sủn, Cao Duy Sơn ở phần mềm.

Thay đổi chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn là một vấn đề lớn có quan hệ đến nền tảng văn hóa, trí tuệ, nhân cách của cả một thế hệ (thế hệ trẻ, tương lai đất nước), đòi hỏi phải có sự cộng lực của cả một xã hội. Ban biên soạn đã có nhã ý yêu cầu các nhà văn, nhà giáo góp ý. Là một nhà văn xuất thân là nhà giáo dạy Văn THPT, tôi tự thấy có trách nhiệm phải đóng góp nên mặc dù khả năng hạn chế, cũng xin mạnh dạn viết đôi lời để ban biên soạn tham khảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.