Chương trình lao động kĩ năng đặc định: Cơ hội mới cho lao động Việt

GD&TĐ - Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam vừa ký với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Lao động Phúc lợi xã hội và Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về chương trình lao động kỹ năng đặc định (KNĐĐ). Đây được xem là những cơ hội mới cho lao động có kỹ năng của Việt Nam.

Chương trình lao động KNĐĐ, mở ra nhiều cơ hội cho lao động kỹ thuật đến Nhật Bản làm việc
Chương trình lao động KNĐĐ, mở ra nhiều cơ hội cho lao động kỹ thuật đến Nhật Bản làm việc

Đối tượng của MOC

Theo quy định tại MOC, phía Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động “KNĐĐ” người Việt Nam sau khi người lao động (NLĐ) đã thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam và có tên trong “Danh sách xác nhận” được cấp bởi Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam. Như vậy, phía Nhật Bản sẽ tiếp nhận hai nhóm đối tượng là: Lao động phái cử bởi các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam cho phép đưa lao động KNĐĐ đi làm việc ở Nhật Bản và những công dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản đã được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp. Các đối tượng cụ thể bao gồm: Những người được miễn các kỳ kiểm tra và thi, bao gồm thực tập sinh (TTS) đã hoàn thành chương trình TTS kỹ năng số 2 hoặc số 3; Du học sinh đãtốt nghiệp ít nhất khóa học 2 nămcủa các trường tại Nhật Bản đã thi đỗ các kỳ kiểm tra kỹ năng nghề và tiếng Nhật.

Ngoài ra, nhằm hạn chế việc lợi dụng chương trình du học để đưa lao động sang làm việc tại Nhật Bản, phía Nhật Bản đưa vào MOC hai nội dung: “Nghiêm cấm các công dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản trong tình trạng không đủ điều kiện như du học sinh bị đuổi học, TTS kỹ năng bỏ ra ngoài hợp đồng hoặc những người xin tư cách tỵ nạn tham gia các kỳ kiểm tra kỹ năng tại Nhật Bản” và “Liên quan đến du học sinh Việt Nam thay đổi tư cách lưu trú sang lao động KNĐĐ, sẽ có những biện pháp phù hợp bao gồm kiểm tra chặt chẽ các cơ sở đào tạo nhằm ngăn chặn việc lợi dụng các chương trình du học cho mục đích làm việc tại Nhật Bản từ góc độ tôn trọng quyền con người cơ bản”.

Quyền lợi và trách nhiệm

Bản MOC cũng quy định rõ trách nhiệm của phía Nhật Bản về việc chia sẻ chi phí bởi các cơ quan tiếp nhận liên quan đến các chi phí cho việc đào tạo tiếng Nhật hoặc đào tạo kỹ năng; chi phí đi lại bao gồm chi phí trở về Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động của các lao động KNĐĐ và các chi phí cần thiết khác để phái cử lao động KNĐĐ theo quy định của Việt Nam. Trách nhiệm của phía Việt Nam: “Ban hành các quy định liên quan, trong đó có quy định cụ thể về những chi phí hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành”.

MOC nhằm tạo thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận lao động KNĐĐ trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của hai nước, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc lưu trú tại Nhật Bản của lao động KNĐĐ, đặc biệt là loại trừ các cơ quan trung gian xấu và các hoạt động trái pháp luật liên quan.

Ngoài các nội dung nêu trên, MOC cũng quy định rõ quyền lợi của NLĐ Việt Nam như lao động KNĐĐ lưu trú tại Nhật Bản được hưởng các quyền lợi theo luật nhập cư, luật lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhật Bản. Ngoài ra, NLĐ sẽ được hưởng các quyền lợi khác liên quan tới chi phí cho việc đào tạo tiếng Nhật hoặc đào tạo kỹ năng, chi phí đi lại bao gồm chi phí trở về Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động của các lao động KNĐĐ...

Đồng bộ các giải pháp thực hiện

Liên quan đến MOC, ông Phạm Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Chương trình hợp tác lao động Việt Nam - Nhật Bản trong những năm qua phát triển rất tốt. Những năm trở lại đây số lượng TTS Việt Nam đi Nhật Bản liên tục tăng, năm 2018 đã có gần 69 nghìn TTS sang Nhật Bản. Trong 2 năm vừa qua, Nhật Bản đã có những chính sách thu hút lao động KNĐĐ đến làm việc. Thực hiện những chính sách này, Nhật Bản đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với các nước, trong đó có Việt Nam.

Việc triển khai chương trình trên cơ sở bản thỏa thuận này sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm mới cho lao động có kỹ năng của Việt Nam, góp phần gắn kết giữa lao động với đào tạo, giữa thị trường lao động trong nước với thị trường lao động quốc tế, đồng thời giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trong một số ngành quan trọng của nền kinh tế và là động lực để thúc đẩy hơn nữa giao lưu, hợp tác, nhất là trong lĩnh vực hợp tác lao động, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ giữa hai nước.

Nhằm triển khai thỏa thuận mới một cách có hiệu quả, Bộ LĐ-TB&XH có kế hoạch xây dựng đồng bộ các phương án triển khai, bao gồm: Thông tin tuyên truyền sâu rộngđể NLĐ quan tâm có thể tiếp cận thông tin về chương trình, hiểu được chính sách pháp luật của hai nước liên quan đến chương trình lao động KNĐĐ; Lựa chọn các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đưa lao động KNĐĐ sang làm việc tại Nhật Bản; Hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm các hợp đồng có các điều kiện đãi ngộ tốt đối với lao động KNĐĐ của Việt Nam; Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp; Phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam và Nhật Bản để kiên quyết loại bỏ các đối tượng trung gian môi giới, du học trá hình... đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trái phép.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.