Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có tính mở và linh hoạt

GD&TĐ - Điểm nổi bật của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới là các môn học đều được thiết kế theo hướng mở và linh hoạt.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có tính mở và linh hoạt

Sau một thời gian chuẩn bị, cách đây vài ngày, Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã công bố dự thảo chương trình các môn học.

Ngay sau khi được công bố, dự thảo chương trình mới của các môn học đã thu hút sự chú ý của dư luận do mức độ quan trọng cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng của nó tới mọi khía cạnh của quá trình dạy và học.

Toàn bộ chương trình môn Toán từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ xoay quanh 3 mạch kiến thức là Số và đại số, Hình học và đo lường, Thống kê và xác suất.

Nhưng các phần này không được dạy riêng lẻ mà tích hợp với nhau, đồng thời tích hợp với kiến thức các môn học khác thuộc lĩnh vực giáo dục STEM (như là khoa học, công nghệ, kỹ thuật) đang phát triển rất mạnh trên thế giới.

Điều quan trọng là cách thiết kế chương trình, các bài tập và các chủ đề mang tính ứng dụng, gắn với thực tế.

Một môn học khác cũng thu hút sự quan tâm của học sinh là môn Lịch sử. Sở dĩ lâu nay môn này khiến nhiều học sinh e ngại vì cách thiết kế chương trình và sách giáo khoa hiện hành quá chú trọng ghi nhớ máy móc các sự kiện, kiến thức làm các em mệt mỏi và nhàm chán.

Theo đại diện nhóm biên soạn chương trình, môn Lịch sử sẽ được thiết kế theo hướng gần gũi, sinh động và thiết thực hơn.

Trong dự thảo chương trình mới, Lịch sử được thiết kế theo các cách tiếp cận khác nhau phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và yêu cầu cần đạt được ở từng cấp học:

Ở bậc tiểu học là dạy học thông qua các câu chuyện lịch sử; học sinh bậc THCS sẽ học sử theo tiến trình thời gian, tích hợp theo từng mức độ với môn Địa lý; ở bậc THPT, những học sinh chọn học Lịch sử sẽ được học theo các chuyên đề.

Điểm mấu chốt là đa dạng hóa cách thức tổ chức dạy và học môn Lịch sử theo hướng tăng thực hành, trải nghiệm, học theo dự án để khuyến khích học sinh tự nghiên cứu.

Điểm nổi bật của dự thảo là các môn học đều được thiết kế theo hướng mở và linh hoạt, đảm bảo không gian sáng tạo cho các nhà viết sách giáo khoa, các giáo viên, các nhà trường và từng địa phương.

Điều này khắc phục được hạn chế của chương trình hiện hành - vốn được đánh giá là cứng nhắc, mang nặng tính giáo điều.

Theo VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

GD&TĐ - Không biết từ bao giờ, con người trở nên hung hăng, luôn giải quyết mâu thuẫn bằng những hành vi phi nhân tính.

Hyun Bin thừa nhận nghiện vợ con

Hyun Bin thừa nhận nghiện vợ con

GD&TĐ - Hyun Bin đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cuộc sống hôn nhân và đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về những thay đổi mà anh trải qua kể từ khi kết hôn.