Chương trình giáo dục hội nhập quốc tế tại các trường phổ thông

GD&TĐ - Ngày 8/8, Báo Thanh niên đã tổ chức Tọa đàm ‘Chương trình giáo dục hội nhập quốc tế tại các trường phổ thông’.

Ông Lê Duy Tân (ngoài cùng bên phải) phát biểu tại Tọa Đàm.
Ông Lê Duy Tân (ngoài cùng bên phải) phát biểu tại Tọa Đàm.

Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Sở GD&ĐT TPHCM, các trường có chương trình hội nhập quốc tế, chuyên gia giáo dục.

Tháng 6 vừa qua, thực hiện theo chương trình hành động của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ GD&ĐT và TPHCM đã được giao nhiệm vụ xây dựng đề án xây dựng TPHCM thành trung tâm quốc tế về giáo dục.

Vì vậy giáo dục hội nhập theo xu hướng quốc tế tại TPHCM đã và đang thực hiện trong nhiều năm qua ngày càng trở thành tiền đề quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển trong thời gian tới đây.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Tại tọa đàm, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TPHCM chia sẻ, từ sự hỗ trợ, tham gia, cố gắng của toàn xã hội trước bối cảnh thế giới ngày càng mở rộng, sự kết nối càng rộng, học sinh đứng trước áp lực phải có sự chuẩn bị tốt trong quá trình hội nhập, ngành giáo dục TPHCM có thêm điều kiện giúp học sinh tiếp cận chương trình, hình thức học tập để đạt kết quả tốt nhất.

Cũng theo ông Lê Duy Tân, TPHCM tổ chức chương trình tăng cường tiếng Anh từ rất sớm và có các chương trình dạy học khác nhằm tạo cơ hội cho học sinh học ngôn ngữ tiếng Anh cùng những ngoại ngữ khác để có thể tiếp cận nhiều nền văn hóa, chương trình giáo dục.
Đồng thời, phụ huynh có thể tiếp cận chương trình nước ngoài, chương trình tiên tiến, tích hợp với chương trình của Việt Nam, làm nền tảng và có hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục có thể giới thiệu đến phụ huynh, học sinh.

“Ngoài ra, TPHCM còn có mô hình trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập giúp học sinh có cơ hội tiếp cận. Mục đích không chỉ giúp học sinh có kiến thức kỹ năng mà còn là sự tự tin, hiểu biết, học tập thông minh sáng tạo, có khả năng chịu được áp lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Tất cả các trường công lấy chương trình của Bộ GD&ĐT làm chuẩn để xây dựng theo hướng tiếp cận với xu thế hiện đại”, ông Lê Duy Tân nhấn mạnh.

Được biết, TPHCM đang thực hiện đề án Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam theo Quyết định số 5695 ngày 20/11/2014 của UBND TPHCM. Trong đó, dạy tiếng Anh, toán, khoa học lấy nền tảng của chương trình Anh và Việt Nam và có sự giảm tải những nội dung trùng lắp, những phần trùng lắp.

Còn lại, các trường công lập tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với tiếng Anh được tăng cường một số thời lượng học tiếng Anh nâng cao để giúp học sinh làm quen, giao tiếp, phát âm với người nước ngoài có kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Bà Võ Thị Trúc Quỳnh, Phó giám đốc Nghiên cứu và phát triển chương trình Trường Quốc tế song ngữ Victoria Nam Sài Gòn (ngoài cùng bên trái) chia sẻ thắc mắc của phụ huynh về vấn đề "Con tôi học trường song ngữ, tôi có phải nói tiếng Anh suốt với con ở nhà thì con mới giỏi hay không?".
Bà Võ Thị Trúc Quỳnh, Phó giám đốc Nghiên cứu và phát triển chương trình Trường Quốc tế song ngữ Victoria Nam Sài Gòn (ngoài cùng bên trái) chia sẻ thắc mắc của phụ huynh về vấn đề "Con tôi học trường song ngữ, tôi có phải nói tiếng Anh suốt với con ở nhà thì con mới giỏi hay không?".

Tại tọa đàm các đại biểu tham dự cùng trao đổi thảo luận về các chương trình giáo dục hội nhập quốc tế. Đồng thời chia sẻ cùng những thắc mắc của phụ huynh như: Con tôi học trường song ngữ, tôi có phải nói tiếng Anh suốt với con ở nhà thì con mới giỏi hay không?; làm thế nào để giảm áp lực học tập cho học sinh, đặc biệt là học sinh các chương trình tiếng Anh tăng cường và chương trình tích hợp?; học sinh có được chuyển đổi từ trường quốc tế sang trường công lập?,…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.