Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Nên chậm mà chắc

GD&TĐ - Theo nhiều CB quản lý, giáo viên, yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần có lộ trình, đảm bảo theo yêu cầu CTGDPT mới; tránh tạo áp lực trong việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Cô, trò lớp 1 ở TP Cần Thơ trong giờ học.
Cô, trò lớp 1 ở TP Cần Thơ trong giờ học.

Đối với giáo viên, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là chứng chỉ được cấp cho giáo viên đã tham gia khóa bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Qua tìm hiểu, đa số cán bộ, giáo viên đều nhận thức rằng những yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo Thông tư mới vừa có hiệu lực là thực hiện theo những quy định pháp luật có hiệu lực cao hơn trước đó, cụ thể là Luật viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.  Để Bộ GD&ĐT thay đổi quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên trong Thông tư mới thì trước hết  phải sửa đổi các quy định này tại Luật viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Thực tế tại TP Cần Thơ, triển khai yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên đã chủ động đăng ký tham gia lớp học chuẩn chức danh nghề nghiệp. Đội ngũ giáo viên các trường cũng có phần lo lắng, gặp khó khăn khi vừa công tác chuyên môn, lại phải dành thời gian học chứng chỉ này.

Theo ý kiến của nhiều cán bộ, giáo viên trên địa bàn TP Cần Thơ, việc bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần chậm mà chắc. Trước hết, cần hành lang pháp lý ổn định, quy định cụ thể và có lộ trình để nhà trường, giáo viên chuẩn bị, thực hiện. Tránh việc gây áp lực không đáng có, nhất là  giáo viên không nên đổ xô đi học thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, một số cán bộ, giáo viên sắp đến tuổi hưu và giáo viên đang giữ hạng II cũng băn khoăn không biết có nên đăng ký học bổ sung chức danh nghề nghiệp hay không.

Thầy Nguyễn Hữu Tâm, Hiệu trường Trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) cho biết: “Nhà trường hiện nay có hơn 75% cán bộ, giáo viên có bằng đại học và đang ở hạng II. Chỉ còn một số giáo viên mới và giáo viên sắp nghỉ nên chưa đạt theo yêu cầu thăng hạng. Hiện nay chỉ có Ban Giám hiệu nhà trường đã qua lớp đào tạo về chức danh nghề nghiệp”.

Theo ý kiến của thầy Tâm, để công bằng với những giáo viên khác, đề xuất chỉ nên áp dụng khi tuyển dụng những giáo viên mới hay thăng hạng, chứ những giáo viên đang giữ hạng, giáo viên sắp hưu đã cống hiến rất nhiều cho giáo dục thì nên miễn xét chức danh nghề nghiệp.

Lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II cho giáo viên THPT tỉnh An Giang.
Lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II cho giáo viên THPT tỉnh An Giang. 

Ghi nhận tại Trường THCS Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), nếu xét theo quy định cũ thì nhà trường có 46/65 giáo viên Hạng II và 19/65 giáo viên hạng III, trong đó có 7 giáo viên vừa tốt nghiệp trình độ đại học năm 2019. 

Theo thầy Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, nên xem xét bỏ chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên và có thể thay thế bằng những nội dung cần cập nhật trong nghiệp vụ giáo viên vào việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên hàng năm. Vì để trở thành một giáo viên họ phải được trải qua quá trình học tập và đào tạo ngành sư phạm. 

Đặc biệt, Chương trình GDPT mới yêu cầu 100% cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn, thông qua những Modun tập huấn rất cụ thể về chủ trương, đường lối, trang bị và cập nhật những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Nếu có yêu cầu chứng chỉ, chỉ nên áp dụng đối với giáo viên tuyển dụng sau ngày 20/3/2021.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.