Theo tạp chí Time, khi tháng 7/2016 tiếp tục phá vỡ kỷ lục tháng nóng nhất trong lịch sử , nhân loại đang tiếp tục chứng kiến hậu quả của sự tàn phá môi trường gián tiếp ráng lên vùng cực, cụ thể là Bắc Cực và Greenland. Greenland là hòn đảo có tới 81% băng bao phủ và nắm giữ vai trò giữ gìn nguồn nước ngọt quý giá cho Trái Đất.
Trong chùm ảnh được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu đến từ Đan Mạch, họ đã nhấn mạnh vào hậu quả thảm khốc do hiện tượng ấm lên toàn cầu đang tác động trực tiếp tới Greenland. Đau xót thay khi thậm chí có những nơi băng đã không còn tồn tại và tốc độ tan băng đang nhanh hơn bao giờ hết.
Những hình ảnh và cũng là bằng chứng xác thực này đã được công bố trên cuốn The Greenland Ice Sheet. Người xem có thể dễ dàng chứng kiến sự thay đổi đến chóng mặt giữa bên trên là hình ảnh đảo Greenland được chụp cách đây 8 thập kỷ và một bên là những hình ảnh chụp vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, cụ thể là năm 2013.
Hiệu trưởng trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã viết lời tựa đề đáng báo động trên bìa cuốn sách: "Biến đổi khí hậu đã hiển hiện rõ ràng tại nơi đây và hậu quả đối với con người và tự nhiên là vô cùng lớn. Cuốn sách này dành cho Greenland và phần còn lại của thế giới cùng đọc và suy ngẫm".
Theo dữ liệu vệ tinh vào năm 1979 cho thấy, lượng băng của Greenland đã giảm 12% mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, sự thiếu thốn trong phương tiện lưu trữ thời bấy giờ đã hạn chế công tác theo dõi sự thay đổi của băng khối theo thời gian ở Greenland. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang tập trung so sánh hình ảnh và phân tích sự thay đổi trong mức băng qua thời gian.
Lượng băng mất đi tại Greenland thực sự là một thách thức lớn đối với cộng đồng dân cư sống trên đảo và người dân khắp thế giới, đặc biệt tại các quốc gia ven biển trong đó có Việt Nam. Greenland hiện nắm giữ khoảng hơn 291 ngàn km3 băng, bao phủ gần như 3/4 hòn đảo. Các nhà khoa học ước tính, nếu tất cả băng tại Greenland tan chảy, mực nước biển toàn cầu có thể tăng thêm 7 mét, đe dọa sự sống của rất nhiều thành phố trên thế giới.
Sông băng Stauning Alper
Sông băng chiếm gần như toàn bộ vịnh nhỏ trong năm 1933. Do mưa thường xuyên xảy ra nên nơi đây hay có tuyết và đóng băng.
Sortebræ
Sông băng Sortebræ trên bờ biển Blosseville nay đã gần như biến mất.
Miki Fjord
Khu vực này từng được sử dụng làm vị trí neo đậu trong những chuyến thám hiểm vào năm 1933 nhưng nay đã không còn tuyết bao phủ.
Sông băng Karale
Sông băng Karale nằm ở phía bắcTasiilaq, thị trấn lớn nhất nằm trên bờ phía đông của Greenland, rộng gần 3km nhưng đã co rút lại chỉ còn hơn 6 km trong 80 năm qua.
Sông băng Midgaard
Mặt trước của sông băng này đã giảm khoảng 30 km. Đây cũng là nơi hứng chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng nhiệt độ gia tăng.
Helheim và Fenris
Sông băng Fenris có thể nhìn thấy rõ ở bên phải. Trong khi đó, sông băng Helheim cũng đã lộ diện gần hết
Sông băng Tunu
Sông băng Tunu đã thay đổi kể từ năm 1933. Tunu đã giảm khoảng 1,5km và để lộ gần như toàn bộ lớp đá phía dưới.
Skjoldungen
Kể từ năm 1932, nhiều sông băng đã chảy hết ra biển. Sông băng Skjoldungen trong ảnh hồi năm 1932 cũng đã giảm dần cho tới nay.
Snehatten
Là một nhánh đổ ra biển của Snehatten, khu vực đồi núi nằm trên bờ biển phía đông nam của Greenland nay đã rút đi khoảng 1km.
Evighedsfjord
Quang cảnh của những dòng sông băng vào năm 1936 và cho tới nay.