Chuẩn mực đạo đức nhà giáo: Vẫn còn khoảng trống?

Nét ngây thơ học trò (trong ảnh: Giờ học tại Trường TH Tân Phượng, Đoan Hùng, Phú Thọ). Ảnh: Hữu Cường
Nét ngây thơ học trò (trong ảnh: Giờ học tại Trường TH Tân Phượng, Đoan Hùng, Phú Thọ). Ảnh: Hữu Cường

Vẫn còn những hành vi phản GD

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc một thầy giáo dạy tiểu học ở Bắc Giang có hành vi cư xử không đúng mực với nhiều HS; nghi án thầy giáo nhắn tin gạ tình nữ sinh ở Thái Bình; cô giáo đánh HS tím lưng ở Hải Phòng… Mặc dù các vụ việc trên đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nhưng dường như vấn đề đạo đức trong ngành GD vẫn còn những khoảng trống.

TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa GD, Học viện Quản lý GD cho rằng: Đây đúng là những vụ việc không đáng có, không mong muốn của ngành GD và cần phải xử lý nghiêm. Qua những sự việc này cho thấy, trong môi trường GD vẫn còn những hành vi phản GD. Tấm gương đạo đức của nhà giáo với HS chưa được thực thi nghiêm túc khiến dư luận xã hội cũng như cha mẹ HS thiếu niềm tin với nhà giáo.

Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; nhiều nhà trường cũng ban hành quy chế làm việc, trong đó quy định rõ những việc nhà giáo được làm và không được làm. Đặc biệt, các vi phạm về đạo đức nhà giáo trong thời gian qua, cơ quan báo chí đều đăng tải với nhiều bài học sâu sắc được rút ra.

Tuy vậy, những câu chuyện đáng buồn này vẫn tiếp diễn. Điều này cho thấy, tư cách, đạo đức của người thầy phụ thuộc nhiều vào sự nghiêm khắc với bản thân, ý chí nỗ lực tự hoàn thiện mình về mọi mặt của mỗi giáo viên.

Đề xuất giải pháp cho vấn đề này, TS Hoàng Trung Học cho rằng: Dường như, chúng ta vẫn còn “khoảng trống” trong đào tạo về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp? Cần phải thực hiện đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp. Về phía giáo viên, phải ý thức được giá trị nghề nghiệp cũng như lòng tự trọng để luôn không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân. Về phía các nhà trường, hàng năm các cơ sở GD cũng nên phổ biến lại các quy định về đạo đức nhà giáo, đồng thời cho giáo viên phải ký cam kết để nâng cao trách nhiệm và tính răn đe.

Tư vấn tâm lý học sinh có vai trò quan trọng
 Tư vấn tâm lý học sinh có vai trò quan trọng

Cần làm tốt công tác quản lý và bảo vệ HS

Các sự việc xảy ra thời gian qua đều mang tính nhỏ lẻ, xuất phát từ sự suy đồi đạo đức của một vài cá nhân. Tuy nhiên qua đó có thể thấy lỗ hổng từ công tác quản lý và bảo vệ HS. Sau khi cảm xúc phẫn nộ qua đi, dư luận tiếp tục đặt câu hỏi về vai trò của phòng tư vấn tâm lý trong việc giải quyết các vấn đề của HS.

Ngày 11/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký Công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo. Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở GD&ĐT, các cấp, các ngành liên quan thực hiện nghiêm túc Nghị định của Chính phủ quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở GD trong việc thực hiện quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống các vi phạm về đạo đức nhà giáo.

Đã đến lúc chúng ta không chỉ thở dài và thầm mong con em mình được an toàn khi đọc những tin xâm hại trẻ. Dường như mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh càng trở nên báo động, khi hàng loạt vụ xâm hại được phát hiện đều xuất phát từ sự tố cáo thông qua bạn bè hoặc từ chính sự bế tắc, đơn độc của HS. Trẻ em cần được bảo vệ. Tuy nhiên, tại trường học, khi giáo viên lại là người gây hại, việc dạy các em ý thức an toàn giới tính là rất quan trọng.

Theo bà Đặng Thị Thu Hương, Phó phòng Bảo vệ trẻ em, Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), phụ huynh cần được trang bị những kiến thức, những quy định của pháp luật về những hành vi xâm hại trẻ em. Cần biết con em được hỗ trợ như thế nào về pháp luật, giúp trẻ cách phòng tránh xâm hại. Cần GD giới tính cho trẻ từ khi 2 tuổi, để khi có sự việc xảy ra, trẻ ra tiếp xúc với cơ quan điều tra, trẻ biết nói được sự đụng chạm những bộ phận nào là nhạy cảm…

Điều mà mỗi đứa trẻ cần nhất chính là sự bảo vệ từ phía gia đình. Bằng các phương thức khác nhau, cha mẹ góp phần quan trọng trang bị cho các em hành trang của cuộc sống đời thường thông qua các cuộc trò chuyện, tâm sự thường xuyên cho trẻ kiến thức, kỹ năng phòng, chống hành vi xâm hại. Từ đó, trẻ thấu hiểu, bảo vệ mình và biết lên tiếng nhằm thoát khỏi vấn nạn xâm hại.

Theo TS Hoàng Trung Học, hiện nay trước yêu cầu của đổi mới GD, đặc biệt sắp triển khai Chương trình GDPT mới, giáo viên không chỉ có trình độ, chuyên môn mà còn phải có phương pháp GD, đạo đức và tâm huyết. Ngành GD phải nghiêm ngặt hơn, xem xét lại chặt chẽ hơn quá trình đào tạo giáo viên, để tuyển chọn được những nhà giáo có trình độ, yêu mến HS.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.