Chuẩn Hiệu trưởng: Công cụ quản lý để phát triển trường học

GD&TĐ - Theo PGS.TS Trần Ngọc Giao - nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, Chuẩn Hiệu trưởng là một công cụ để phát triển nghề nghiệp lãnh đạo quản lý trường học. Từ Chuẩn hiệu trưởng, PGS đề xuất việc tự bồi dưỡng của cán bộ lãnh đạo quản lý nhà trường và phát triển năng lực hành động theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Xây dựng các chương trình bồi dưỡng

PGS.TS Trần Ngọc Giao lưu ý: Yêu cầu nền tảng cá nhân để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và lãnh đạo quản lý nhà trường là nội dung căn bản của Chuẩn. Đây là căn cứ đối chiếu để tự bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ và xây dựng các chương trình bồi dưỡng. Cụ thể:

Nền tảng phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, người lãnh đạo nhà trường tin tưởng, đề cao và biết chia sẻ các giá trị và cam kết theo đuổi các giá trị về giáo dục.

Cần bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý nhà trường về năng lực nắm bắt thông tin, xu thế phát triển giáo dục và quản lý giáo dục. Có hiểu biết sâu sắc về đổi mới giáo dục và quản lý đổi mới giáo dục, yêu cầu về các năng lực cốt lõi, mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá hướng đến phát triển năng lực trong xu thế mới với sự phát triển đa dạng.

Năng lực tự phát triển và xây dựng môi trường học hỏi. Nếu lãng quên, xa rời các giá trị gốc sẽ dẫn đến lệch lạc với văn hóa, nếu không cập nhật xu thế sẽ lúng túng trong việc xử lý các vấn đề của thực tiễn và trì trệ.

Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu phát triển theo xu thế thời đại sẽ là kim chỉ nam để lựa chọn kiến thức, kỹ năng, thái độ và biết liên kết tri thức.

Cũng theo Theo PGS.TS Trần Ngọc Giao, yêu cầu về năng lực lãnh đạo, xác định tầm nhìn, các giá trị phát triển nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Với tiêu chuẩn này, trong tự bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ và đào tạo bồi dưỡng cần lưu ý các chủ đề: Yêu cầu và các nguyên tắc phát triển và thực hiện các kế hoạch chiến lược. Xây dựng viễn cảnh nhà trường có chất lượng giáo dục ngày càng cao; các yêu cầu, mục tiêu và tác động của lãnh đạo quản lý.

Các mô hình nhà trường vì sự thành công của học sinh, ý tưởng xây dựng và áp dụng… Chia sẻ tầm nhìn, các giá trị, đảm bảo sự tham gia của tất cả các thành viên nhà trường và cộng đồng.

Giá trị niềm tin chính của mục tiêu phát triển nhà trường được mô hình hóa để cho tất cả các lực lượng liên quan hiểu và chia sẻ được một cách dễ dàng. Bản chất của lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, lãnh đạo hướng đến con người.

Yêu cầu năng lực quản lý dạy học, giáo dục và các điều kiện đảm bảo theo định hướng đổi mới căn bản toàn diện. PGS.TS Trần Ngọc Giao - cho rằng, trong bồi dưỡng cần quan tâm hướng đến các vấn đề như:

Quản lý dạy học, giáo dục đảm bảo rằng học sinh có năng lực (kiến thức, kỹ năng và các giá trị) cần thiết để biết làm chủ bản thân và trở thành các công dân có trách nhiệm trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Quản lý hoạt động dạy học chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hoạt động trải nghiệm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung phương pháp đánh giá theo yêu cầu đổi mới (hiện nay là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh).

Xây dựng mô hình tổ chức nhà trường theo yêu cầu đổi mới - mô hình nhà trường phát triển năng lực… Phát triển đội ngũ giáo viên và thực hiện chính sách tạo động lực cho giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời quản lý và huy động nguồn lực cho hoạt động dạy học phát triển năng lực.

Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Ngọc Giao - cho rằng, khi tự bồi dưỡng và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý trường học cần quan tâm đến các vấn đề như: Bối cảnh phát triển của xã hội và sự tác động đến vấn đề giáo dục học sinh.

Vai trò sứ mạng của các bên liên quan (nhà trường, gia đình, cộng đồng dân chủ, cộng đồng nghề nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội.Giáo dục cơ bản, giáo dục cho tất cả mọi người và xây dựng xã hội học tập.

Ảnh: minh họa/internet
Ảnh: minh họa/internet

Phát triển năng lực quản lý nhà trường

Theo PGS.TS Trần Ngọc Giao, để phát triển năng lực, người lãnh đạo quản lý nhà trường cần có các hoạt động và trải nghiệm thực tiễn để đảm bảo rằng chiến lược của nhà trường đã được chia sẻ một cách có hiệu quả tới đội ngũ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các thành viên cộng đồng.

Cùng với đó, những giá trị niềm tin chính của viễn cảnh nhà trường được mô hình hóa (mô hình nhà trường phát triển năng lực) để cho tất cả các lực lượng liên quan hiểu được một cách dễ dàng.

Đồng thời bảo đảm sự đóng góp của các thành viên nhà trường vào thực hiện mục tiêu được công nhận và khích lệ. Huy động các lực lượng, cá nhân và tổ chức trong nhà trường tham gia vào các nỗ lực để cải tiến nhà trường và thực hiện đổi mới.

"Chú ý rằng: Giải quyết các vấn đề thực tiễn là cách phát triển năng lực quản lý nhanh nhất" - PGS.TS Trần Ngọc Giao nhấn mạnh.

Một số lưu ý phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường:

- Chiến lược, kế hoạch lớn được thể hiện trong các chương trình, các kế hoạch và các hoạt động.

- Xây dựng kế hoạch trong đó chỉ ra một cách rõ ràng các mục tiêu và các giải pháp thực hiện.

- Các thông tin đánh giá liên quan đến việc học tập của học sinh được sử dụng để phát triển chất lượng và mục tiêu hướng đến phát triển năng lực học sinh.

- Các thông tin liên quan đến hoàn cảnh và điều kiện gia đình của học sinh được sử dụng để xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục và xây dựng mục tiêu của nhà trường.

- Các cách thức cản trở đối với việc thực hiện mục tiêu đã được xác định, làm rõ và thường xuyên lưu ý.

- Tìm kiếm các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ nhà trường thực hiện các mục tiêu.

- Quản lý sử dụng các nguồn lực thực hiện mục tiêu của nhà trường.

- Chiến lược, sức mạng và việc thực hiện các kế hoạch thường xuyên phải được kiểm soát, đánh giá và xem xét.

- Xây dựng môi trường đồng thuận, môi trường biết học hỏi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.