Chuẩn dạy và học trong nhà trường

GD&TĐ - Theo ông Trương Ngọc Ánh - Trung tâm Khoa học Tư duy, trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã đề xướng các cải cách nhằm mục đích chuẩn dạy và học trong nhà trường, đi từ chủ trương “học rộng, học sâu” sang một tư duy mới là “học ít hơn, học cao hơn và học sâu hơn. Theo ông Trương Ngọc Ánh - Trung tâm Khoa học Tư duy, trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã đề xướng các cải cách nhằm mục đích chuẩn dạy và học trong nhà trường, đi từ chủ trương “học rộng, học sâu” sang một tư duy mới là “học ít hơn, học cao hơn và học sâu hơn.

Chủ trương “học rộng, học sâu” sang một tư duy mới là “học ít hơn, học cao hơn và học sâu hơn”. Ảnh minh họa/internet
Chủ trương “học rộng, học sâu” sang một tư duy mới là “học ít hơn, học cao hơn và học sâu hơn”. Ảnh minh họa/internet

Đảm bảo mọi người trẻ được tiếp cận với GD chất lượng cao

Đã qua rồi những ngày mà những công việc tốt chỉ cần một số các kỹ năng lao động được lặp đi lặp lại. Khi tốc độ của việc thay đổi mang tính toàn cầu, những mô hình cũ của giáo dục sẽ không còn thích hợp.
Ông Trương Ngọc Ánh

Ông Trương Ngọc Ánh - phân tích: Những thành tựu của công nghệ đương đại đang tiếp tục thay thế những công việc lặp đi lặp lại và là những công việc không cần kỹ năng đổi mới sáng tạo.

"Hiện nay, sẽ không chỉ là máy tính kiểm tra bạn tại sân bay, nó sẽ kiểm tra bạn tại các cửa hàng tạp hoá. Cùng với công nghệ rôbốt, rôbốt có thế dọn dẹp nhà, thực hiện ca mổ và tự lái các xe ô tô tự động" - Ông Trương Ngọc Ánh dẫn giải, đồng thời nhấn mạnh:

Những kỹ năng hàng đầu cho lao động được tuyển dụng năm 2020 sẽ là khả năng đọc và suy luận từ những thông tin và các sự việc phức tạp, là kỹ năng tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề của thế giới “thực”, là khả năng làm việc với mọi người, là việc tham gia tích cực vào những hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đa dạng và là kỹ năng quản lý và kiểm soát nhiều hình thức khác biệt của truyền thông xã hội cũng như các dữ liệu thống kê đa dạng.

Cũng theo ông Trương Ngọc Ánh, khi các quốc gia khác đã nỗ lực đạt được những kỹ năng này và phát triển vượt trội hơn nữa những kỹ năng này cho học sinh của họ nhưng ở nước ta dường như chưa có một sự quan tâm đúng mức, dẫn đến học sinh của chúng ta thụt lùi về giáo dục toàn câu hoá.

Quan trọng hơn thế, những học sinh thiếu hụt những kỹ năng ở cấp độ cao hơn sẽ ngày càng nhận ra việc họ khó có thể tham gia vào lực lượng lao động và tham gia có hiệu quả vào hoạt động kinh tế - xã hội.

Điều này thực sự ảnh hưởng lớn đối với tất cả chúng ta. Với số lượng lớn những người lớn tuổi sống ngày càng thọ hơn. Lấy ví dụ, trợ cấp xã hội dành cho bảo hiểm sức khỏe mang tính tập thể và an sinh xã hội sẽ không thể duy trì mãi, trừ khi những người thế hệ trẻ có được việc làm hiệu quả, tự hỗ trợ bản thân họ và trả thuế để giúp đỡ người khác.

"Đây chính là lý do mà tại sao, trách nhiệm tập thể của chúng ta, những người làm chính sách giáo dục, nhà quản lý, nhà giáo, những người là cha mẹ, là thành viên của cộng đồng xã hội cần phải đảm bảo cho tất cả mọi người trẻ có được cơ hội công bằng để tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, một nền giáo dục toàn cầu hoá.

Mục tiêu này sẽ là vô cùng quan trọng trong thế giới ngày nay, thế giới của nền kinh tế tri thức với tốc độ phát triển nhanh chưa từng thấy trong lịch sử" - ông Trương Ngọc Ánh trao đổi.

Những năng lực học sâu hơn thực sự cần thiết cho học sinh thành công trong quá trình học ở cấp đại học cũng như trong thế giới toàn cầu hoá. Ảnh minh họa/internet
Những năng lực học sâu hơn thực sự cần thiết cho học sinh thành công trong quá trình học ở cấp đại học cũng như trong thế giới toàn cầu hoá. Ảnh minh họa/internet

Thay đổi kỹ năng cho học sinh

Xuyên suốt tất cả các hoạt động hỗ trợ học sinh trên đây, giáo viên cần cân bằng giữa những mong đợi kết quả học tập tốt cho tất cả học sinh của mình và sự nhạy cảm cá nhân của mình với những thách thức thực trong cuộc sống mang tính cá nhân của từng học sinh, để giáo viên có thể giúp học sinh của mình kiểm soát những trở ngại, phát triển tính kiên trì và trí tuệ mở mang và cuối cùng, học sinh trở thành người học có những nguồn lực và khả năng khắc phục những sai lầm của mình - tất cả đều là những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời.
Ông Trương Ngọc Ánh

Theo ông Trương Ngọc Ánh, trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã đề xướng các cải cách nhằm mục đích chuẩn dạy và học trong nhà trường, đi từ chủ trương “học rộng, học sâu” sang một tư duy mới là “học ít hơn, học cao hơn và học sâu hơn”.

Những cách thức học mới nhằm phát triển kỹ năng phản biện và phân tích, cũng như những năng lực khám phá, giao tiếp và hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề, hay tạo ra sảm phẩm và giải pháp. Những năng lực học sâu hơn thực sự cần thiết cho học sinh thành công trong quá trình học ở cấp đại học cũng như trong thế giới toàn cầu hoá.

Ông Trương Ngọc Ánh - cho rằng, những trường học áp dụng thay đổi kỹ năng cho học sinh đều có những thực tiễn chung như sau:

Thứ nhất, tập trung vào giảng dạy và đánh giá thực trạng của tiến bộ trong học tập của học sinh dựa trên hình thức học theo dự án nhằm phát triển kiến thức tổng quan và kỹ năng ngôn ngữ, đánh giá dựa trên năng lực hoàn tất công việc, kỹ năng học tập hợp tác, và kết nối với thế giới ngoài thời gian ở trường;

Thứ hai, hỗ trợ cá nhân cho học sinh học tập dưới hình thức tư vấn viên sẽ làm việc trực tiếp với học sinh qua nhiều năm, hay nhóm các giáo viên những người biết làm thế nào để thiết kế cấu trúc giảng dạy hiệu quả và phân loại các hoạt động hỗ trợ học sinh và kết nối với học tập qua cảm xúc xã hội, cũng như cung cấp các hỗ trợ xã hội khác;

Thứ ba, hỗ trợ cho các giáo viên học tập thông qua các cơ hội giúp họ chia sẻ và phân tích điều gì sẽ có hiệu quả trong giảng dạy và điều gì không, để họ cải tiến khi cần thiết, đồng thời các giáo viên có cơ hội hợp tác và phát triển năng lực bản thân thông qua việc học cách sử dụng giáo trình thích ứng với các học sinh có nhiều nền tảng khác nhau.

Đặc biệt cần nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp dạy - học, phương thức đánh giá kết quả đầu ra, bồi dưỡng giáo viên theo hướng thực học, thực nghiệp và định hướng vào công nghệ giáo dục tiên tiến trên hệ thống nối mạng thống nhất trong toàn quốc và trên toàn cầu.

Trong những cộng đồng nghèo, rất nhiều trường đã cộng tác với những đối tác bên ngoài để thiết lập những hệ thống hỗ trợ học sinh và gia đình họ, bao gồm cả những dịch vụ về sức khỏe thể chất và tinh thần, trước và sau chương trình học ở trường và các cơ hội học tập vào mùa hè nhằm giúp cho các học sinh đều có thể thành công.

Bài viết được lược ghi từ tham luận của ông Trương Ngọc Ánh tại Hội thảo khoa học quốc tế "Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.