PGS.TS Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng nhà trường là diễn giả chính của buổi Hội thảo. Hội thảo đã đem đến những nhận diện tổng quát về lịch sử hình thành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những hình thái cụ thể và tác động sâu sắc của cuộc cách mạng này đến giáo dục ĐH.
PGS.TS Hồ Thanh Phong trình bày tại hội thảo |
Tại buổi Hội thảo, PGS.TS Hồ Thanh Phong giới thiệu khái niệm về nền giáo dục 4.0, chỉ ra những thay đổi của mô hình giáo dục thời đại mới so với các mô hình cũ, tổng hợp các kỹ năng cần thiết để xây dựng tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng to lớn tới quá trình phát triển của các trường ĐH hiện nay, với nhiều yêu cầu và đỏi hỏi khắc khe hơn, bắt buộc nhà trường phải trở thành một Smart University (Đại học thông mình) nhưng vẫn đảm bảo việc duy trì các giá trị giáo dục cốt lõi.
Máy in 3D do đội ngũ khoa học của nhà trường chế tạo |
PGS.TS Hồ Thanh Phong chia sẻ : “Khi trao đổi với ĐH Stanford về việc làm thế nào để đào tạo đội ngũ nhân sự đáp ứng nhu cầu xã hội, thì các Giáo sư nói rằng họ không chỉ đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội mà đang biến trường ĐH thành nơi tạo ra nhu cầu”.
Chính vì lẽ đó, PGS.TS Hồ Thanh Phong đã đặt ra những yêu cầu đổi mới cấp thiết đối với tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường, cụ thể là đổi mới công tác đào tạo, đáp ứng cơ sở vật chất, đề xuất các bước chiến lược mang tính hệ thống nhằm đón đầu xu hướng giáo dục tất yếu của thời đại.
Cũng tại buổi hội thảo, chuyên viên kỹ thuật của nhà trường giới thiệu đến các đại biểu quy trình hoạt động và thao tác vận hành mô hình máy in 3D, một sản phẩm công nghệ do chính đội ngũ khoa học nhà trường chế tạo.