Chuẩn bị tâm lý thi tốt nghiệp THPT: “Ai bình tĩnh người đó thành công”

Chuẩn bị tâm lý thi tốt nghiệp THPT: “Ai bình tĩnh người đó thành công”

TS chuyên ngành tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh - Tổng Giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội) đã trao đổi xung quanh vấn đề chuẩn bị tâm lý bước vào kỳ thi.

Bình tĩnh tiến tới thành công

+ Thưa TS Vũ Việt Anh, việc ôn tập kiến thức cũng như một chế độ thư giãn trong thời gian ôn thi của HS ra sao sẽ cho hiệu quả cao?

Chuẩn bị sức khỏe, đặc biệt sức khỏe tinh thần là quan trọng nhất trong giai đoạn này. Luôn có niềm tin tích cực vào bản thân, cần xác định rõ ràng khi đi thi: khó người khó ta, dễ người dễ ta, ai là người bình tĩnh hơn, người đó sẽ thành công.

Lo lắng là một phản ứng tất yếu của cơ thể, nhưng có thể thay thế bằng việc nghĩ đến những lợi ích tốt đẹp khi đạt được mục tiêu sẽ giúp não bộ tiết ra Hormone dopamine kích thích làm hưng phấn cơ thể.

Ngoài ra ăn uống đủ chất, bổ sung protein, vitamin, ngủ đủ giấc, thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc thư giãn, thiền, vận động oxy, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời… cũng làm giảm căng thẳng và tăng hưng phấn, hạnh phúc.

+ HS trước kỳ thi thường có tâm lý lo lắng quá mức, vô tình làm gia tăng áp lực lên chính bản thân mình. Vậy lời khuyên của ông đối với HS trong việc ổn định tâm lý phòng thi là gì?

Trước, trong và sau kỳ thi học sinh cần ổn định tâm lý và trong nhiều tình huống của cuộc sống cũng cần ổn định về mặt tâm lý mới có thể thành công. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là kỹ năng mềm thiết yếu vô cùng quan trọng mà các bạn trẻ cần trang bị.

Một số kỹ thuật để kiểm soát cảm xúc và ổn định tâm lý như:

Uống một ngụm nước và nuốt từ từ. Nhấm nháp, thưởng thức mùi vị của một thanh socola. Cảm nhận trạng thái của cơ thể: tim tôi đang đập nhanh hơn, hơi thở của tôi đang gấp gáp, cơ bắp của tôi đang căng cứng… 

Kiểm soát hơi thở theo nhịp 442. Đếm đến 4 khi hít vào, nín thở 2 giây và thở ra 4 giây. Nghĩ tới "khu vườn hạnh phúc": Nơi lưu trữ những ký ức hạnh phúc như: kỳ nghỉ tuyệt vời bên gia đình, những lời khích lệ động viên có động lực, các giải thưởng, bức ảnh truyền cảm hứng.

Chuẩn bị tâm lý thi tốt nghiệp THPT: “Ai bình tĩnh người đó thành công” ảnh 1
TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh

+ Tìm kiếm những chia sẻ, lời bình luận, diễn giải… của người từng trải qua kỳ thi trên các diễn đàn mạng có làm cho HS thêm lo lắng và rơi vào tình trạng "đẽo cày giữa đường"?

Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước là tốt nhưng cũng không nên tham khảo tràn lan vì không phải ai cũng có khả năng phân tích, đúc kết toàn diện. 

Hỏi sai đối tượng, tham khảo sai đối tượng có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời, vả lại mỗi năm, mỗi thế hệ có đặc thù thi cử khác nhau nên lời khuyên cho năm trước chưa chắc đã phù hợp cho năm nay, nắng ngày hôm qua không phơi khô quần áo ngày hôm nay.  Vì vậy cần tham khảo từ thầy cô và các chuyên gia là đủ.

+ Trong những ngày thi, HS cần làm gì để trạng thái tâm lý thoải mái, vượt qua căng thẳng để làm bài tốt ?

Cần giữ cho mình tinh thần lạc quan, không để kết quả của các môn thi trước ảnh hưởng đến kết quả của các môn thi sau. Bố trí thời gian hợp lý để nghỉ ngơi, ôn tập giữa các đợt thi. Tìm kiếm sự động viên, kích lệ từ những người thân yêu và người có ảnh hưởng.

Học tập kỹ năng thả lỏng cơ bắp để xoa dịu căng thẳng về thể chất và tinh thần. Hãy dành thời gian quan sát toàn bộ cơ thể để biết bạn đang căng thẳng ở đâu, rồi buộc bản thân thả lỏng phần đó. Mở lòng bàn tay, thả lỏng vai và buông lỏng sự căng cứng ở chân. Xoay cổ và lắc các ngón tay...

Chuẩn bị tâm lý thi tốt nghiệp THPT: “Ai bình tĩnh người đó thành công” ảnh 2
HS lớp 12 cần ôn tập một cách hợp lý trước khi vào phòng thi 

Lạm dụng chất kích sẽ ảnh hưởng sức khỏe

+ Sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc để thức khuya học bài điều này có ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe trước kỳ thi?

Trà, cà phê có thể tạo hưng phấn nhất thời nhưng không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây một số phản ứng bất lợi cho cơ thể. Trà khô có chứa 2,5– 4% caffein còn trong cà phê lượng cafein là 0,6 – 2,4%. Tuy lượng caffein trong cà phê thấp hơn trà nhưng có tác dụng mạnh hơn trà vì chúng thường dùng tới 10 – 15g cà phê để pha 1 cốc, còn trà thì dùng ít hơn.

Vì vậy, uống cà phê và nước trà có thể giúp các em tỉnh táo bởi chất kích thích thần kinh, nhưng cũng có nhiều tác hại đến sức khỏe và tinh thần .

Một số biểu hiện thường gặp khi lạm dụng trà, cà phê như: chóng mặt, căng thẳng, buồn ngủ, ói mửa, ngất xỉu… Khi cơ thể hấp thụ nhiều chất này khiến tim đập nhanh hơn, dễ dẫn đến nguy cơ đau tim. Nếu các em uống cà phê hay nước trà để thấy tỉnh táo hơn thì cảm giác tỉnh táo chỉ là tạm thời.

Do vậy trà hay cà phê không giúp ích cho cơ thể mà còn có tác dụng ngược lại. Nó gây ra hàng loạt các biểu hiện mất tập trung, mất ngủ, mỏi mệt và thường gà gật vào ban ngày ảnh hưởng đến kết quả thi cử…

+ Nhiều HS dù trong thời gian ôn thi nước rút vẫn lên mạng xã hội, hoặc coi đó như một kênh giải trí. Điều đó có ảnh hưởng đến sự tập trung, thời gian học tập ra sao?

Mạng xã hội là nơi tập trung cả những điều tốt đẹp và cả những điều xấu, tâm lý tiêu cực cũng dễ lây lan trên mạng xã hội. Vì vậy thay vì lướt mạng xã hội vô bổ các em có thể tìm kiếm các từ khóa liên quan đến những chủ đề mà các em đang ôn tập sẽ hữu ích hơn nhiều.

+ Xin cảm ơn TS Vũ Việt Anh!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.