Chuẩn bị đổi mới chương trình, SGK: Ưu tiên dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.

GD&TĐ - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang chủ trì Hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018 và quán triệt thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị Giám đốc các sở GD&ĐT về tiếp tục triển khai việc xây dựng và chuẩn bị các điều kiện thực hiện đổi mới chương trình, SGK phổ thông.

Chuẩn bị đổi mới chương trình, SGK: Ưu tiên dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.

Kết luận hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng chuyên môn của Sở, Phòng GD&ĐT huyện, thành phố các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức quán triệt sâu sắc đến CBQL, giáo viên, hân viên và học sinh toàn ngành nội dung Thông báo kết luận của Bộ trưởng để hiểu sâu sắc chủ trương và lộ trình đổi mới chương trình, SGK phổ thông mới, từ đó chuẩn bị chu đáo cho thực hiện lộ trình đổi mới.

Chuẩn bị giáo viên, cơ sở vật chất

Về chuẩn bị đội ngũ giáo viên và CBQL, Giám đốc Sở yêu cầu Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc Sở rà soát đội ngũ giáo viên trong toàn ngành, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình đổi mới chương trình, SGK phổ thông mới, có biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học.

Lựa chọn chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy các chương trình đầu cấp để có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn (trực tiếp và trực tuyến) cho 100% giáo viên được phân công dạy theo chương trình, SGK phổ thông mới theo lộ trình của Bộ GD&ĐT và được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng.

Thực hiện đánh giá giáo viên và CBQL các cấp theo các chuẩn nghề nghiệp; có giải pháp hợp lý đối với số giáo viên chưa đạt chuẩn.

Trường CĐ Ngô Gia Tự được yêu cầu bám sát chương trình các môn học để xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên sư phạm; chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng CBQL, giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình, SGK phổ thông mới.

Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng GD&ĐT huyện, thành phố rà soát thực trạng, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học và công tác dồn ghép các điểm trường lẻ của cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó ưu tiên mục tiêu đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học.

 Coi truyền thông là một nhiệm vụ trọng tâm

Trên cơ sở khung chương trình giáo dục phổ thông giảm tải đã xây dựng, Giám đốc Sở đề nghị Phòng Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học - Giáo dục Dân tộc tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, SGK phổ thông mới với lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Văn phòng Sở, Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường công tác truyền thông, coi truyền thông là một nhiệm vụ trọng tâm; chủ động cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương đổi mới GD&ĐT, lộ trình đổi mới chương trình, SGK phổ thông mới, từ đó định hướng dư luận xã hội và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc phát triển GD&ĐT trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.