Chùa Việt qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet

GD&TĐ - Triển lãm ảnh “Chùa Việt Nam” của Nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet khai mạc vào thứ Sáu ngày 9/11/2018 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm kéo dài đến hết ngày 31/12/2018.

Một trong những tác phẩm của Nicolas Cornet tại triển lãm
Một trong những tác phẩm của Nicolas Cornet tại triển lãm

Nicolas Cornet là phóng viên và nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Pháp. Là tác giả của hàng chục cuốn sách và gần một trăm phóng sự, Nicolas Cornet từng tham gia thực hiện nhiều triển lãm tại Pháp, Thụy Sĩ và nhiều nước châu Á.

Thường xuyên tới Việt Nam trong suốt hơn 30 năm qua, chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc đã tạo ra bao nhiêu đổi thay trên cảnh quan đất nước Việt Nam, ở thành phố cũng như nông thôn, Nicolas Cornet đã thực sự bị cuốn hút bởi những đề tài lịch sử, văn hóa và đặc biệt là số phận của các đền, chùa cũng như ý nghĩa của chúng trong đời sống của người dân Việt Nam.

Từ ba năm nay, Nicolas đã rong ruổi trên khắp những nẻo đường của Việt Nam, từ Bắc chí Nam, thăm thú biết bao ngôi chùa. Và để khép lại hành trình đi tìm kiếm những dấu tích đặc sắc, phong phú này, Nicolas Cornet đã cho ra đời một triển lãm ảnh cùng cuốn sách ảnh 250 trang, chắt lọc những phần ấn tượng nhất trong kiến trúc, họa tiết trang trí và cả những nét đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường ở những đình chùa ấy.

“Ở Việt Nam có rất nhiều loại đình, đền. Trước hết phải kể đến đình, một ngôi nhà chung của làng, nơi thờ cúng thành hoàng, vị thần hộ mệnh cho làng; rồi đền là tên chung cho các nơi thờ đạo giáo khắp nơi nhưng thờ Lão tử; và miếu thì thờ Khổng tử”.

Ngoài những ngôi đình, đền, chùa, Nicolas Cornet cũng giới thiệu trong khuôn khổ triển lãm “Chùa Việt Nam” tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội-L’Espace những địa điểm thờ cúng khác như nơi thờ thánh, chùa Khmer, chùa của cộng đồng người Hoa và một số điểm hành hương như động và núi thiêng.

“Chùa Việt Nam” của Nicolas Cornet thể hiện những tình cảm đặc biệt mà nhiếp ảnh gia người Pháp dành cho đất nước Việt Nam, đồng thời bộ ảnh cũng hé lộ những thay đổi rõ rệt từ sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng như ảnh hưởng của chúng đến những giá trị văn hóa và những di sản kiến trúc của Việt Nam.

“Đền chùa truyền thống Việt Nam đều được làm bằng gỗ, vật liệu tự nhiên này mang lại vẻ ấm áp và thoáng mát. tuy nhiên, cũng dễ bị tổn thương do thời tiết ẩm ướt và côn trùng phá hoại. Các nhà nghiên cứu Việt và Pháp, nhất là từ Trường Viễn Đông của Pháp, từ hơn một thế kỷ nay đã tìm ra biện pháp tu bổ theo phương pháp cổ truyền để bảo toàn được linh hồn của những nơi chốn thiêng liêng này. Những kỹ thuật đắt tiền và dày công này là cái giá để gìn giữ lâu dài vẻ đẹp nội tại và giá trị văn hoá của chúng”.

Thông qua triển lãm “Chùa Việt Nam”, Nicolas Cornet muốn lưu giữ lại nét đẹp di sản văn hóa đồng thời mong muốn người Việt cũng như tất cả những ai yêu văn hóa Việt có thể “nhận thức được rằng đền chùa Việt Nam là một phần di sản văn hoá quốc gia”. Ông hy vọng rằng, nhận thức đó sẽ dẫn đến việc áp dụng các phương pháp khoa học và sử dụng kiến thức của cộng đồng chuyên môn quốc tế vào việc bảo tồn các di sản này.

Bên lề của triển lãm, nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet cũng sẽ có buổi tọa đàm chia sẻ với khán giả Hà Nội về cuốn sách ảnh “Chùa Việt Nam” với tựa đề: “Ký sự ảnh và những cuốn sách du lịch”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.