Chứa chất chống ung thư gấp 20 lần bắp cải, đây là thuốc chữa bệnh nguy hiểm của phụ nữ

Là một loại cây thuộc họ Cải, có nhiều ở các nước Đông Nam Á, tùng lam được xem là nguồn dược liệu quý tham gia vào cuộc chiến chống căn bệnh ung thư vú.

Chứa chất chống ung thư gấp 20 lần bắp cải, đây là thuốc chữa bệnh nguy hiểm của phụ nữ
Chua chat chong ung thu gap 20 lan bap cai, day la thuoc chua benh nguy hiem cua phu nu - Anh 1

Lịch sử của cây tùng lam

Cây tùng lam có nguồn gốc ở vùng thảo nguyên và sa mạc Caucasus – Trung Á cho đến miền Đông Siberia và Tây Á. Từ thời cổ đại, tùng lam được trồng phổ biến ở khu vực Tây và Nam Âu để làm thuốc nhuộm.

Thời Trung cổ, tùng lam là loại thuốc nhuộm xanh rất quan trọng ở Anh, Đức và Pháp. Thị trấn Toulouse (Pháp) trở nên phồn thịnh phần lớn là nhờ buôn bán tùng lam.

Đặc biệt các binh sĩ trong cuộc chiến giữa người Brightons và người Celts cổ đại đã sơn màu xanh tùng lam lên cơ thể như một biểu tượng chiến tranh. (Bộ phim "Brave heart" – "Trái tim dũng cảm" có tài tử Mel Gibson thủ vai đã thể hiện điều này).

Từ khoảng thế kỷ 16 – 17, tùng lam dần bị cây chàm thay thế ở vai trò thuốc nhuộm và đến thế kỷ 20 thì cả hai loại cây này đều bị thuốc nhuộm tổng hợp lấn át.

Chua chat chong ung thu gap 20 lan bap cai, day la thuoc chua benh nguy hiem cua phu nu - Anh 2

Tùng lam và sức khỏe

Đông y Trung Quốc từ thời cổ đại đã biết đến tùng lam như một cây thuốc có nhiều tác dụng. Lá gọi là "đại thanh", rễ gọi là "bản lam căn". Vị thuốc có tính hàn, vị đắng, lợi về kinh, tâm, vị.

"Bản lam căn" có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, giảm ho, long đờm, mát phổi, chữa các chứng bệnh phong nhiệt thấp độc, đau đầu, sốt cao, họng sưng rát, miệng khát, chảy máu cam, đại tiện táo, phát ban, các bệnh viêm gan cấp và mạn tính…

Tuy nhiên y học hiện đại khi phân tích thành phần hóa học của tùng lam còn phát hiện ra công dụng tuyệt vời khác nữa.

Chua chat chong ung thu gap 20 lan bap cai, day la thuoc chua benh nguy hiem cua phu nu - Anh 3

Tùng lam và các cây cùng họ Brassicaceae khác như cải bắp, súp lơ đều chứa chất glucobrassicin. Đây là một thành phần của hợp chất có tên glucosinolates. Hợp chất này chống lại oestrogen trong cơ thể - tác nhân phát triển căn bệnh ung thư vú.

Với bắp cải hay bông cải xanh, hàm lượng glucobrassici là khá nhỏ nên khó có thể chiết xuất đủ liều lượng thuốc. Trong khi đó, hoạt chất này ở tùng lam nhiều gấp ít nhất 20 lần, lại ở dạng tinh chất hơn.

Đặc biệt khi ta nghiền lá tùng lam non có thể thu được hàm lượng glucobrassicin nhiều gấp 65 lần các cây cùng họ khác.

Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng tùng lam chính là dược liệu lý tưởng để chiết xuất thuốc chữa ung thư vú – một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến của phụ nữ hiện đại.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ