Thư 36 tuổi, chồng 39 tuổi. Chồng là mối tình thứ 3 của Thư. Khi xác định về chung một nhà, Thư luôn ý thức rằng phải toàn tâm toàn ý với chồng. Sau khi có con, cô càng tin yêu chồng hơn, có gì cũng kể cho chồng nghe.
Một hôm, rất vui vẻ, chồng hỏi Thư về người cũ đi quá giới hạn chưa, Thư đã kể quá khứ cho chồng nghe. Thư nghĩ “quá khứ là quá khứ. Giờ đã là của nhau rồi, giấu giếm làm chi”. Thế là cô tông tốc kể hết sự tình.
Chồng cô được thể khích thêm “thế làm việc đó ở đâu, nó như thế nào…”. Sau đó trở đi, Thư thấy chồng đối với mình khang khác. Rồi anh ta cứ sinh sự, cãi vã. Sau này, anh thú nhận là bị ám ảnh chuyện đó nên hay tưởng tượng lung tung.
Một thời gian dài anh ta dằn vặt Thư và liên tục bỏ bữa, bù khú với đám bạn. Rồi chẳng hiểu vì đâu mà anh ta sinh ra tính “cả ghen” và hơi một chút là gây sự. Thư sau này đã ân hận vì sự thành thật không đáng có của mình”.
Như vậy, phụ nữ có thể chia sẻ rất nhiều điều với chồng của mình, từ công việc, sức khỏe, chuyện bạn bè… nhưng có một vài thứ không và sẽ mãi mãi không chia sẻ với chồng. Không phải vì quan hệ vợ chồng có vấn đề, mà ngay cả khi rất vui vẻ, hạnh phúc, cũng không nhất định để chồng biết.
Còn trường hợp của Khánh lại là câu chuyện khác. Khánh không học đại học mà bỏ ngang vì khi ấy gia đình khó khăn. Cô lấy chồng cũng sớm. Hai vợ chồng ban đầu rất vất vả vì Khánh khó xin việc. Còn chồng thì công chức nhà nước nên cũng hạn chế.
Mãi sau này khi bán hàng online phát triển, Khánh kiếm được nhiều gấp 4 lần tiền lương chồng. Nhờ thế cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn.
Hồi đầu, cả hai vợ chồng đều phấn khởi nhưng sau này, Khánh tỏ vẻ buồn rầu khi lương chồng thấp. Rồi so sánh, chê bai, cạnh khóe. Chồng Khánh rất nhạy cảm, anh ấy hiểu rằng vợ đang “chê” chồng kém cỏi. Anh ta trầm tính hẳn đi và mỗi khi cơ quan liên hoan có đầy đủ đại các gia đình thì anh không mang vợ đến như những lần trước.
Rồi từ lúc nào không hay, anh có bồ là một đồng nghiệp. Sau này khi bạn thân hỏi về nguyên nhân, chồng Khánh không ngần ngại dãi bày “tôi muốn cho cô ấy hiểu ra rằng kiếm tiền giỏi chưa phải là tất cả.”
Vậy đó, đàn ông rất ghét bị so sánh, bị chê bai một cách thô bạo. Họ nhạy cảm về điều này nên dẫu phụ nữ không cố ý thì đàn ông vẫn cứ bị ám ảnh về câu chuyện mà vợ mình kể về chồng của bạn hoặc đồng nghiệp, đặc biệt là khi người đàn ông đó có nhiều điểm mà bạn cho là tốt hơn anh ta.
Lan là một cô gái cá tính và rất tự chủ, độc lập. Khi lấy chồng, cô mang theo tính đó và áp dụng triệt để vào cuộc sống gia đình. Anh chồng thì thư sinh nên Lan càng thương và việc gì cũng ôm hết. Đi làm về sớm, dốc nhà cao khó dắt xe nhưng cô cố gắng đưa xe lên bằng được, chẳng cần chờ chồng giúp. Nhà có việc gì hỏng hóc như gãy ghế, điện cháy bóng… cô đảm hết.
Ban đầu cả hai vợ chồng vui vẻ, sau này Lan lại thấy có gì đó “sai sai” nên cô hay đá xoáy, kiểu như “chồng công tử bột”; “chồng như công chúa, vợ như khổng lồ”…
Bạn bè đến chơi ban đầu khen vợ hết lời, sau dần anh chồng thấy tự dưng thấy mình là người… thừa trong gia đình. Anh bảo “cô ấy chẳng cho tôi cơ hội là người chồng tốt. Tôi thấy chán khi ở nhà vì lúc nào cũng bóng gió tôi là người yếu đuối”. Có lần cơ quan công tác 1 tuần, anh xin đi cả tháng để khỏi phải về nhà.
Trường hợp này thật đáng tiếc: phụ nữ sinh ra không phải chỉ biết lo cho người khác. Phụ nữ càng kham hết, ôm hết công việc thì càng bất hạnh. Vô tình, làm cho đàn ông trở thành kẻ dư thừa trong gia đình. Phụ nữ dung túng đàn ông, đảm đang hết đã phải là hay đâu. Mà lời nói của vợ đảm đôi khi lại làm đau lòng đàn ông. Thà rằng góp ý với nhau để cùng giúp nhau trong gia đình, phân công công việc cho hợp lý thì có phải tốt hơn không. Bây giờ Lan mới thấy ân hận!