Chọn thầy qua công việc

GD&TĐ - Lẽ thường, phụ huynh nào cũng muốn chọn thầy tốt cho con mình. Thầy nào, trò ấy. Vì vậy, cứ mỗi khi chuẩn bị cho năm học, phụ huynh lại xôn xao chọn lớp, xin chuyển lớp cho con (vì chỉ để học được thầy, cô giáo như ý).

Thầy trò trao đổi trong giờ học. Ảnh minh họa
Thầy trò trao đổi trong giờ học. Ảnh minh họa

Kinh nghiệm thực tiễn

Mười mấy năm gắn bó với việc đào tạo giáo viên, hỗ trợ các nhà trường huấn luyện, tuyển dụng, tôi lại thấy thêm một lẽ: Trường nào cũng săn đón những giáo viên giỏi. Vì sao ư, vì một giáo viên giỏi không những sẽ thu hút được sự quan tâm của phụ huynh, học sinh (trong đó có nhiều học sinh giỏi, học sinh có “điều kiện”), mà còn tạo động lực cho trường đó thay đổi. Thế nên, có được giáo viên giỏi, sẽ có thể tạo đà thay đổi một ngôi trường.

Ban đầu, sự lựa chọn dựa vào thành tích của giáo viên. Chẳng hạn, đối với phụ huynh, cứ thấy thành tích mà học trò của giáo viên đó có được thì tin theo, mà chọn; còn đối với nhà trường, cũng lấy thành tích thi giáo viên giỏi, thi học sinh giỏi để tính. Nhưng sau đó, có thể có những sự thật sau:

- Thành tích của học sinh đến từ học sinh (đã rất giỏi) và những lớp học “khác” chứ không riêng gì giáo viên đó.

- Giáo viên chỉ giỏi khi luyện thành tích mà không thực sự giỏi về chuyên môn. Trong công việc, họ có thể tự kiêu, họ có thể không làm được những việc khác, hoặc đến nỗi không có học sinh giỏi, thì họ không biết làm thế nào để tạo ra thành tích cho nhà trường.

Thế là, cuộc kiếm tìm lẫn nhau: Học sinh tìm thầy giỏi, thầy tìm học sinh giỏi!!!

Giờ đây, trường học đã có kinh nghiệm hơn khi lựa chọn GIỎI THỰC SỰ, GIỎI BỀN VỮNG. Tức là những người giỏi chuyên môn và những người giỏi truyền cảm hứng, hợp tác để phát triển công việc.

Và họ cũng biết rằng, tự giáo viên khó có thể giỏi. Giáo viên cần sự tôi luyện, cần có môi trường để học hỏi, để thể hiện và để tiếp tục GIỎI.

Giáo viên GIỎI cũng ngày càng giỏi hơn. Chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển, dù còn rất nhỏ, những giáo viên đi tìm mảnh đất cho mình, để họ có cơ hội tạo ra thành tích thực sự cho mình, để mình được chọn có ý nghĩa về giáo dục. Có những giáo viên GIỎI từng chia sẻ: Em đến đây không phải vì lương cao, mà là để được làm trong môi trường tốt. Em đã thấy mình giỏi hơn khi được làm việc khó hơn.

Học qua công việc

Dịp này tôi và các cộng sự được làm một công việc thú vị: Đến thăm, tìm hiểu chương trình của một số nhà trường THPT. Tôi tự nhận mình là người “đưa tin”, khi cứ cố tình đưa thêm những mong muốn của mình vào mỗi cuộc phỏng vấn. Chẳng hạn, tôi có chia sẻ với các hiệu trưởng về việc cho học sinh “học qua công việc” để mong rằng sau đây họ sẽ nghiên cứu triển khai.

“Học qua công việc” là gì? Là nhà trường phối hợp với các đơn vị sản xuất, dịch vụ… (sau đây tôi gọi chung là doanh nghiệp) tổ chức cho học sinh lao động, vừa học vừa được trả lương. Nhưng đây không phải là lao động thông thường. Để tạo ra một “công việc” này, thì nhà trường và doanh nghiệp phải hợp tác cùng nhau, để “công việc” này vừa là một dự án học tập. Chẳng hạn, học sinh lớp 11 có thể làm công việc “lập trình” cho một công ty công nghệ thông tin. Công ty đó sẽ cùng với nhà trường thỏa thuận:

+ Nội dung lập trình (để nó sát/ bổ trợ/ bồi dưỡng/ thay thế với những gì em học sinh đó học, cả về ý nghĩa xã hội).

+ Thời gian lao động (để không ảnh hưởng đến sức khỏe và các nội dung học tập khác).

+ Ghi nhận thay thế kết quả học tập.

+ Tính lương cho các em phù hợp.

+ Bảo đảm môi trường lao động không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của các em.

Đây là một phương pháp giáo dục thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”, và phù hợp với các em học sinh THPT. Các em cần sẵn sàng cho nghề nghiệp tương lai, và cực kì thích được hòa mình vào cuộc sống xã hội.

Nhiều người lầm tưởng rằng cách học này chỉ phù hợp với trường dạy nghề. Tôi xin thưa, ngay cả trường chuyên cũng nên thử áp dụng. Tôi thấy một số học sinh sớm được tiếp xúc với những người thành danh trong lĩnh vực của họ, làm trợ lí cho những người ấy thì đã học được rất nhiều. Ví dụ, nhờ “đánh máy và tập viết kịch bản” cho một chương trình phát thanh mà người đó rất thành thạo và trưởng thành, và chúng ta đã biết, nhiều em học sinh đã đăng được bài trên những tạp chí uy tín, có những phát minh, sáng chế…

Các văn bản pháp lí như Luật Giáo dục, đề án dạy nghề, Chương trình GD phổ thông mới... đã tạo điều kiện cho các nhà trường được tự chủ trong chương trình giáo dục. Tôi hy vọng mỗi nhà trường sẽ đưa thêm vào chương trình trường mình những hoạt động giáo dục mới mẻ, có ý nghĩa cho mỗi học sinh, thay vì quá tập trung vào một chiến lược “học tốt để thi đỗ đại học”, và không còn sợ các kỳ thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.