Chợ truyền thống ở TP Hồ Chí Minh sẵn sàng mở cửa trở lại

GD&TĐ - Trong kế hoạch từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới” sau thời gian dài giãn cách xã hội, TP Hồ Chí Minh lên phương án mở cửa các kênh phân phối hàng hóa, trong đó có chợ truyền thống.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sau ngày 30/9, TP Hồ Chí Minh sẽ cho phép mở lại nhiều hoạt động, dự kiến trong đó có hệ thống phân phối hàng hóa (siêu thị, chợ truyền thống…) để phục vụ nhu cầu của người dân.

Thành phố cũng đã ban hành bộ tiêu chí hoạt động chợ đầu mối, chợ truyền thống an toàn theo lộ trình 10% lên 20%, 30%, 50%...

Trong đó, chợ truyền thống phải bảo đảm các tiêu chí như: Đối với người lao động và khách hàng, tùy theo từng đối tượng phải có “thẻ xanh Covid-19”, “thẻ vàng Covid-19”; quy định khoảng cách an toàn, phương án bố trí lối ra vào, tổ chức kiểm tra, giám sát, trang bị dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, công tác khử khuẩn; công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, thông tin liên lạc; kế hoạch, phương án phòng, chống dịch Covid-19.

Theo Công văn 5854 Bộ Công Thương ban hành hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở cửa trở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối. Việc mở lại chợ truyền thống là động thái quan trọng để từng bước ổn định đời sống xã hội, mở cửa lại nền kinh tế, bởi kênh phân phối truyền thống với vai trò chủ lực của chợ đầu mối, chợ truyền thống đang chiếm gần 80% tổng lượng luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết, để bảo đảm nguồn hàng cho hệ thống phân phối hàng hóa, Sở đã tổ chức các điểm trung chuyển hàng hóa tại 3 chợ đầu mối với khối lượng khoảng 300 tấn/ngày để cung ứng cho toàn Thành phố.

Theo thống kê của Sở Công Thương, TP Hồ Chí Minh có khoảng 240 chợ truyền thống. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết các chợ đã đóng cửa. Hiện Thành phố đang rà soát các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống để xem xét tổ chức theo tiêu chí an toàn.

Cũng theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến từ sau ngày 1/10, nhu cầu đi lại và mua bán hàng hóa của người dân sẽ tăng.

Do vậy, Sở Công thương sẽ tiếp tục phối hợp các sở ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc đáp ứng điều kiện về an toàn phòng chống dịch Covid-19, đánh giá nguy cơ và khả năng kiểm soát trước khi đưa vào hoạt động các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm, qua đó xây dựng kế hoạch, phương án mở cửa hoạt động đối với các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, Sở Công thương sẽ xây dựng chuỗi liên kết cung ứng nông sản thực phẩm qua 3 chợ đầu mối tại TP Hồ Chí Minh.

Trong đó, tính toán đầu tư vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, logistics, công nghệ, áp dụng thương mại điện tử nhằm giảm thiểu tiếp xúc nhưng vẫn lưu thông thông suốt hàng hóa; phối hợp cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức hướng dẫn cho doanh nghiệp xây dựng phương án hoạt động trở lại trên cơ sở đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn.

Trên cơ sở tiếp tục rà soát nhu cầu vaccine của doanh nghiệp, tổ chức phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ phủ vaccine cho người lao động tại doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh, Sở Công Thương sẽ chủ động tham mưu UBND TP Hồ Chí Minh triển khai một số sự kiện, chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nhằm hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crossetto

Italia cảnh báo ông Zelensky

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crossetto đã cảnh báo Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky chống lại cuộc phản công năm 2023.
Minh họa/INT

Ngộ độc từ bánh mì

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Minh họa/INT.

Cần được cổ vũ, khích lệ

GD&TĐ - Những tối cuối tuần qua (từ ngày 3 - 5/5), khán giả tấp nập tới Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội).
Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...