Chính sách đáp ứng thực tiễn – nền tảng vững chắc xây đội ngũ nhà giáo mạnh

GD&TĐ - Xây dựng Luật Nhà giáo với những chính sách gắn liền thực tiễn, là một nội dung quan trọng tại Nghị quyết 95/NQ-CP, được đón nhận với niềm vui lớn.

Chính sách đáp ứng thực tiễn – nền tảng vững chắc để xây dựng đội ngũ mạnh.
Chính sách đáp ứng thực tiễn – nền tảng vững chắc để xây dựng đội ngũ mạnh.

Lần đầu tiên một bộ luật chi phối, tác động trực tiếp đến nhà giáo được xây dựng, điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của Quốc hội, Chính phủ đối với nhà giáo, đội ngũ nòng cốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học. Đặc biệt trong bối cảnh toàn ngành đẩy mạnh hiện thực hóa Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Yêu cầu đặt ra

Ngày 7/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 95/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023. Theo đó, Chính phủ nhất trí thông qua đề xuất của Bộ GD&ĐT về sự cần thiết ban hành Luật và 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm các Chính sách: Định danh nhà giáo; Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Để thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT triển khai các nội dung sau đây trong quá trình xây dựng Luật Nhà giáo: Nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về lĩnh vực nhà giáo; tổng kết, rà soát kỹ lưỡng pháp luật hiện hành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Trong quá trình soạn thảo Luật, cần khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay để thiết kế các chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp.

Luật Nhà giáo là động lực để thầy cô thêm gắn bó với tình yêu nghề.

Luật Nhà giáo là động lực để thầy cô thêm gắn bó với tình yêu nghề.

Nhận định về vấn đề này, NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho rằng: Đây là tin vui rất lớn đối với toàn ngành, nhất là các thầy cô giáo. Lần đầu tiên có một một luật sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để chi phối các hoạt động giáo dục và nhà giáo.

Điều này không chỉ giúp điều hành hoạt động tốt hơn mà còn là nền tảng pháp lý quan trọng, vững chắc để xây dựng đội ngũ nhà giáo mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hội nhập khu vực và quốc tế của ngành Giáo dục.

Ý kiến người trong cuộc

Đón nhận tin vui này, Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Nguyễn Hương Giang - nguyên là giáo viên cho rằng: Các chính sách đã thể hiện rất rõ trách nhiệm, quyền lợi của nhà giáo, cũng như những quy định chặt chẽ về tính pháp lý trong việc thực hiện. Việc có quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo và tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo sẽ giúp nâng cao chất và lượng cho đội ngũ.

Giờ chơi của cô và trò tại điểm trường mầm non vùng cao tỉnh Yên Bái.

Giờ chơi của cô và trò tại điểm trường mầm non vùng cao tỉnh Yên Bái.

Đồng quan điểm trên, Bí thư đảng ủy xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Nguyễn Minh Thanh, là người cũng gắn bó lâu năm với nghề, từng là hiệu trưởng Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS số 2 Hồng Ca, chỉ rõ: Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo sẽ là động lực để thầy cô phấn đấu. Chính sách và vấn đề tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo, được quy định đầy đủ trong Luật, sẽ giúp các thầy cô yên tâm công tác, điều này sẽ tạo sức hút tốt hơn với nghề.

Đánh giá cao việc Luật hóa quy định đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo, NGƯT Trần Thị Mai - Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nhận định: Những quy định trên thể hiện rõ yêu cầu chất lượng đội ngũ, nhưng cũng lại mang tính nhân văn sâu sắc. Điều này có ý nghĩa rất lớn, lần đầu tiên một bộ luật liên quan đến nhà giáo được xây dựng, chắc chắn sẽ động viên khích lệ rất lớn thầy cô gắn bó với nghề.

Yêu cầu xây dựng Luật Nhà giáo được chính phủ chỉ rõ, nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế, tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, truyền thông chính sách để tăng tính thuyết phục khi thông qua chính sách, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện khi luật được ban hành. Đ

ề nghị xây dựng Luật Nhà giáo là xây dựng luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật, do đó cần có chính sách ưu tiên về nguồn lực và tổ chức thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ