Chiêu độc của vị hoàng hậu khiến hoàng đế Trung Hoa khiếp đảm

Độc Cô hoàng hậu đã thiết lập chế độ “nhất phu nhất thê” tức là một vợ một chồng, đảm bảo thủy chung.

Độc Cô Hoàng hậu - Vị hoàng hậu kiên định tư tưởng "nhất phu nhất thê" nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Độc Cô Hoàng hậu - Vị hoàng hậu kiên định tư tưởng "nhất phu nhất thê" nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Độc Cô hoàng hậu là người phụ nữ thông minh, tài sắc

Văn Hiến hoàng hậu hay thường gọi Độc Cô hoàng hậu, là vị Hoàng hậu duy nhất dưới thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc.

Bà vốn là con gái của Độc Cô Tín, một vị khai quốc công thần của Bắc Chu, cũng là một trong tám cột trụ của đất nước, làm quan tới chức Đại đô đốc, Đại tư mã. Vì thích thú chàng trai tên Dương Kiên - con trai trưởng của Dương Trung Đại tướng quân mà gả con gái cho anh ta.

Sau này, Dương Kiên rất được lòng dân vì có nhiều chính sách hợp lý, lại mưu cầu vì dân, khiến dân phục nên được lên làm Vương và lập Độc Cô Thị làm hoàng hậu.

Độc cô hoàng hậu không những thông minh mẫn tiệp, mà còn là người có lòng nhân ái. Bà vì lo cho sự hưng thịnh của quốc gia nên luôn từ chối những món quà giá trị của vua tướng, lại có lòng tốt yêu thương dân như con nên càng nhận được sự sủng ái của hoàng thượng. Vì thế, sau này, các việc triều chính bà cũng được quyền can dự và lên chầu triều cùng với chồng.

Sau này, vì không muốn chồng như nhiều vị vua khác trong lịch sử, ham mê nữ sắc mà bỏ bê triều chính giang sơn, nên bà đã thiết lập chế độ “nhất phu nhất thê” tức là một vợ một chồng, đảm bảo thủy chung.

Chiêu ghen tuông cao tay

Nhìn bề ngoài Độc Cô hoàng hậu là người nhân từ, nhưng bên trong bà lại là một người rất hiểm độc. Bà đề cao chế độ độc thê, khuyến khích các đại thần chỉ nên có con với vợ cả. Ở trong chốn thâm cung, Văn Hiến hoàng hậu đố kị tàn bạo, không cho Tùy Văn Đế gần gũi các phi tần.

Con trai bà là Dương Dũng có vợ lẽ sinh ra con trai, bà cũng không hài lòng và không ưa Dương Dũng, mà lại yêu thương con thứ là Dương Quảng.

Bất ngờ thái tử phi Nguyên thị qua đời năm 591, Độc Cô hoàng hậu có nghi ngờ do ái thiếp của Dương Dũng là Vân thị đầu độc, nên lại giết Vân thị và ghét bỏ Dương Dũng.

Khi con thứ của bà là Dương Quảng muốn chiếm ngôi nên giả vờ hiếu thuận, xa lánh ái thiếp, nên được Độc Cô hoàng hậu thương yêu. Cuối cùng, bà tạo áp lực xúi giục Văn Đế phế Dương Dũng, lập Dương Quảng làm thái tử. Sau Quảng lên ngôi, trở thành Tùy Dạng Đế.

Điển hình là cháu gái Úy Trì Huýnh là Úy Trì thị vốn bị bắt sung vào cung Tùy, nhưng có nhan sắc đẹp đẽ, Văn Đế gặp Uất Trì ở cung Nhân Thọ, lòng ham muốn nổi lên, bèn lâm hạnh.

Độc Cô biết chuyện rất tức giận, nhân lúc Văn Đế ra ngoài, đích thân đến chỗ Uất Trì rồi sai đánh chết Uất Trì. Hoàng đế lúc này rất tức giận nhưng lại sợ bà, đành dong ngựa bỏ đi lên núi giải sầu.

Khi ấy bà bèn sai Cao Quýnh, Dương Tố tới thuyết phục, cuối cùng Văn Đế phải chịu hòa giải với bà.

Độc Cô hoàng hậu qua đời khi 59 tuổi. Sau cái chết của bà, Tùy Văn Đế rất đau buồn, nhưng không lâu sau lại sủng hạnh hai phu nhân Trần, Thái.

Theo doanhnghiepvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhi bị rắn cắn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: BVCC

Nguy cơ tử vong khi trẻ bị rắn cắn

GD&TĐ - Rắn độc cắn là một tai nạn khá thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu xử trí không thích hợp, đặc biệt khi bị rắn hổ cắn.