Chiếu cói Nga Sơn - “Đại sứ thương hiệu” của vùng đất khó

Khoảngchục năm về trước, muốn tìm gặp một hộ gia đình dệt chiếu ở Nga Sơn rất dễ. Ngườita chỉ cần ra các xã ven biển như Nga Thanh, Nga Liên, Nga Tân, Nga Thủy… Rồivào bất kỳ gia đình nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh những nghệ nhân đang thoănthoắn tay luồn sợi cói, tay dập go dệt chiếu.

Ởthời kỳ hưng thịnh của chiếu cói Nga Sơn, nhà nhà đều trồng cói, người người đềudệt chiếu. Chiếu cói làm ra đến đâu lập tức được đem đi tiêu thụ, thậm chí nhiềulúc không đủ nguồn cung cho thị trường.

Chiếu cói Nga Sơn - “Đại sứ thương hiệu” của vùng đất khó ảnh 1
Người dân Nga Sơn thu hoạch cói 

HuyệnNga Sơn hiện có khoảng 4.560 lao động đang duy trì, phát triển lĩnh vực tiểu thủcông nghiệp. Trong đó chủ yếu là nghề dệt chiếu, bện và gia công các sản phẩm từcói…

Tuynhiên, ngày hôm nay nghề dệt chiếu thủ công không còn là ngành nghề chính củangười dân nơi đây nữa. Tìm hiểu khắp các xã ven biển nức tiếng với tay nghề dệtchiếu của huyện Nga Sơn cũng chỉ còn khoảng trên dưới 10 hộ gia đình. Trong đócó một số hộ dệt chiếu hàng cao cấp, dày dặn, êm hơn và dùng được lâu hơn.

Chiếu cói Nga Sơn - “Đại sứ thương hiệu” của vùng đất khó ảnh 2
Ở Nga Sơn đâu đâu cũng thấy những bó cói vàng ươm, óng ả

ÔngNguyễn Văn Tuyển, người dân xã Nga Thanh cho biết: "Đối với những gia đình dệtchiếu hàng cao cấp, dài từ 1m8 đến 2m sẽ có giá bán từ 1.000.000 –1.500.000/đôi. Dệt loại chiếu này thì cũng tốn công tốn sức hơn, phải thuê thêmngười làm. Sợi cói để dệt là loại tuyển chọn. Sợi đay dệt chiếu cũng phải đặtriêng. Còn đối với những nhà dệt loại chiếu thường, giá bán chỉ dao động từ300.000 – 400.000/đôi."

ÔngTuyển cũng tâm sự, để dệt được loại chiếu tốt, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Ngườinghệ nhân phải có tay nghề cứng và sức khỏe tốt. Chính bởi thế mà dù tiền công trả hậu hĩnh, thu nhập ổn định, giờgiấc thoải mái hơn đi làm công nhân ở các nhà máy trên địa bàn nhưng ông vẫn gặpnhiều khó khăn khi thuê người làm.

Nhữngnăm gần đây trên địa bàn huyện bắt đầu xuất hiện nhiều xưởng dệt chiếu cói. Chiếucói dệt từ máy chất lượng không thua kém bao nhiêu mà năng suất hơn nhiều. Trungbình một chiếc máy dệt chiếu có thể dệt được 30 – 40 chiếc/ ngày.

Chiếu cói Nga Sơn - “Đại sứ thương hiệu” của vùng đất khó ảnh 3
Để làm được một chiếc chiếu hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn

"Sức người một ngày dệt được 5, 6 lá chiếu lànhiều, không bì nổi với sức máy nên dần dần mọi người chuyển sang làm đồ thủcông mỹ nghệ từ cọng bèo khô, bẹ ngô khô, rơm khô… theo những đơn đặt hàng củacông ty. Thu nhập bình quân chỉ  vào khoảng50.000 – 60.000/ ngày nhưng nhàn hơn dệt chiếu, thời gian cũng linh hoạt",  cô Vân người dân xã Nga Liên kể.

Trướckia mỗi lần dệt chiếu cần 2 người. Một người cầm go, dệt và bắt biên (gài ngọncói vào sợi đay biên, tạo thành chiếu). Người còn lại thuôn đưa thoi bằng câyvăng (còn gọi là cây thoi làm bằng tre luồng hoặc bằng thân cau già, có ngàm đểgiữ sợi cói). Bây giờ chỉ cần một người trông một máy để chiếu dệt được đều vàđẹp. Các công đoạn nặng nhọc đều không cần tới sức người.

Chiếu cói Nga Sơn - “Đại sứ thương hiệu” của vùng đất khó ảnh 4
Những bó cói  nguyên liệuđược tích trữ tại Nga Sơn sẵn sàng cung cấp đi các tỉnh lân cận

Sinhra ở vùng quê chiếu cói, hơn 20 năm kinh nghiệm dệt chiếu thủ công, cô NguyễnThị Bình tâm sự mình gần như đã dành cả cuộc đời cho nghề dệt chiếu. Hiện tạixưởng dệt chiếu của gia đình cô chỉ dệt theo những đơn hàng đặt sẵn, kích cỡ vàchất lượng cũng thay đổi tùy thuộc vào đơn đặt hàng. Thường những cơ quan,doanh trại quân đội, bệnh viện,… sẽ đặt chiếu cói từ xưởng của gia đình cô vớisố lượng lớn.

Tuynhiên, những hộ gia đình dệt chiếu có đầu ra ổn định như gia đình chú Tuyển, côBình không nhiều vì thị trường chiếu hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loạivà chất liệu.

Chiếu cói Nga Sơn - “Đại sứ thương hiệu” của vùng đất khó ảnh 5
Dù thị trường có thay đổi, người nông dân gắn bó với nghề làm chiếu có phần ít đi nhưng hình ảnh và thương hiệu của chiếu cói Nga Sơn sẽ còn mãi. 

Bêncạnh đó,  các công đoạn trồng cói, thu hoạchcói, chẻ cói, phơi cói… đều rất vất vả. Vào ngày mùa 2 – 3 giờ sáng đã phải lênđồng để kịp cắt cói, về chẻ cói trước khi mặt trời lên cao. Cói chẻ xong đem phơinắng… Chính vì thế mà nghề làm chiếu cói thủ công có phần mai một.

Nhưngdù thị trường có thay đổi, người nông dân gắn bó với nghề làm chiếu có phần ítđi, thế nhưng hình ảnh và thương hiệu của chiếu cói Nga Sơn chắc hẳn sẽ còn mãinhư câu ca dao mà các bà, các mẹ thường hay ngân nga: "Chiếu Nga Sơn, gạch BátTràng. Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tản văn: Những đóa hoa rừng

GD&TĐ - Các thầy, cô giáo không ngại đường dốc cheo leo, suối cao vực thẳm, mang con chữ về thắp sáng buôn làng...