Chiến thuật làm bài thi môn Tin học để vào lớp chuyên

GD&TĐ - Theo Thầy Nguyễn Khải Hoàn – giáo viên Tin học, Trường THCS Lập Thạch (Vĩnh Phúc), để thi vào lớp chuyên Tin, thí sinh nên trọng tâm lại phần NNLT Pascal, C++, Python…

Ảnh minh hoạ/TG
Ảnh minh hoạ/TG

Chiến thuật tâm lý

Ngoài ra, cần nhớ vận dụng linh hoạt một số thuật toán tìm kiếm, tối ưu, sắp xếp… Nắm thật vững kiến thức toán học về số học, hình học, các bài toán thực tế.

Khi cầm đề thi trên tay, các em cần đọc kĩ đề bài, không nên vội vàng bắt tay vào lập trình (code). Các em nên đọc lướt một lượt toàn bộ đề thi, sau đó chọn bài dễ nhất để làm, đồng thời xác định mức độ khó của từng bài để từng bước giải quyết.

“Đây coi như chiến thuật tâm lý, nhằm tạo hưng phấn cho mình khi làm bài. Đối với những đề bài quá dài, các cần biết tóm tắt đề bài, xác định được bài toán yêu cầu giải quyết vấn đề gì? Không nên hoang mang, căng thẳng khi nhìn thấy đề dài và khó” – thầy Hoàn chia sẻ.

Cũng theo thầy Hoàn, thí sinh cần phân chia thời gian hợp lý cho từng bài. Ví dụ: Với đề thi gồm 3 bài, thời gian là 150 phút, các em chia mỗi bài 50 phút. Bài dễ cố gắng hoàn thành nhanh nhất có thể, thời gian còn lại sử dụng vào bài khó. Trong trường hợp đã dành hết thời gian cho một bài mà không giải quyết được thì phải chuyển ngay sang bài tiếp theo.

Khi đọc đề, ứng với mỗi bài, thí sinh cần xác định rõ giới hạn dữ liệu, thời gian yêu cầu của kiểm tra (test), từ đó vận dụng kiến thức toán học tốt nhất, xây dựng thuật toán cho bài; sau đó sử dụng kỹ thuật lập trình để cụ thể hóa thuật toán. Cố gắng đưa bài toán về dạng quen thuộc để làm.

Sau khi code xong, thí sinh sử dụng bộ test của đề bài để kiểm tra thuật toán có giống kết quả của test mẫu hay không, sau đó tự nghĩ ra (tự sinh) những test khác từ nhỏ đến lớn để kiểm tra tính đúng đắn, thời gian chạy test của thuật toán.

Với những bài khó, chưa nghĩ ra thuật toán tối ưu, thí sinh cần chia ra những subtest để lấy được tối đa điểm của những test nhỏ. Khi edit lại code, cần giữ nguyên các subtest để nếu khi hết giờ chưa kịp edit code xong, các em vẫn giữ lại được các subtest, khi đó không bị mất những điểm đáng tiếc.

Thầy Nguyễn Khải Hoàn – giáo viên Tin học, Trường THCS Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Ảnh: NVCC
Thầy Nguyễn Khải Hoàn – giáo viên Tin học, Trường THCS Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Ảnh: NVCC

“Mẹo”lấy lại bình tĩnh khi bị mất tâm lý

Thầy Hoàn cũng chỉ ra những lỗi thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi như: Đọc không kĩ đề; xác định sai độ khó – dễ của bài toán, mất tâm lý khi nhìn thấy đề dài, không xác định được yêu cầu của bài toán.

Ngoài ra, nhiều em không chú ý giới hạn dữ liệu, thời gian chạy test. Khi code xong không chạy thử thuật toán, không tự sinh được các bộ test để chạy thử. Bên cạnh đó, một số em sử dụng thời gian làm bài không hợp lý. Có những em quá cố gắng “ăn” hết test lớn của bài, mà bỏ qua việc “vét” test để lấy những điểm số của test nhỏ.

Thầy Hoàn khuyên thí sinh cần chuẩn bị cho mình tâm lý thật tốt trước khi vượt vũ môn, không tự đặt quá nhiều áp lực và nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.

“Khi vào phòng thi, các em không nên hoang mang, mất tâm lý khi nhìn thấy các bạn khác “múa phím”. Các em cố gắng làm tối đa các test nhỏ, lưu bài thường xuyên, tránh sự cố về máy tính, hoặc mất điện. Các em nhớ mang vào phòng thi 1 chai nước lọc để “chữa cháy” khi chưa nghĩ ra hướng giải quyết, hoặc khi gặp căng thẳng, các em uống một ngụm nước để lấy lại bình tĩnh, rồi nhắm mắt lại tư duy lại từ đầu. Khi viết 1 dòng code cần bỏ ra 5 giây để trả lời câu hỏi: Đúng hay không? Tại sao thế?" – thầy Hoàn bật mí.

Thầy Nguyễn Khải Hoàn là giáo viên dạy giỏi. Thầy từng bồi dưỡng học sinh tham dự thi Tin học trẻ quốc gia. Nhiều năm bồi dưỡng học sinh đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Tin tỉnh Vĩnh Phúc. Năm học 2020-2021, trong số học trò thầy hướng dẫn ôn tập, bồi dưỡng đã có em đỗ thủ khoa Chuyên Tin, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Học sinh này cũng đạt giải khuyến khích kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc Gia (Lớp 10 thi vượt cấp lớp 12).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.