Bạn nên ghi nhớ một điều: “Sách giáo khoa luôn đúng”, hay ít nhất thì đáp án các đề thi của Bộ GD & ĐT đều nằm trong sách giáo khoa. Vì vậy, trước khi có thể bước vào cuộc đua đến các trường ĐH, CĐ thì bạn phải có bước khởi động thật kĩ càng, ôn lại kiến thức lớp 10, 11 đồng thời học và nắm được các kiến thức cơ bản lớp 12.
Giai đoạn 1: Khởi động - nắm chắc kiến thức sách giáo khoa
Các bạn không nên quá hấp tấp, vội vàng, “đốt cháy giai đoạn” bắt đầu ôn thi đại học luôn. Như vậy bạn sẽ rất dễ nản vì cùng lúc phải nhận một lượng kiến thức quá lớn, mất phương hướng và quá trình luyện thi đại học sẽ không đạt hiệu quả.
Giai đoạn 2: Chạy bền – Trang bị kiến thức để ôn thi THPT quốc gia
Sau khi khởi động, bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản thì có thể chuyển sang giai đoạn chạy bền, trang bị toàn diện kiến thức và kĩ năng cần thiết để vượt qua kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
Đây là giai đoạn bước đầu trong thời kì “ôn luyện vất vả”. Trước hết, bạn cần ôn luyện lại từng phần kiến thức đã được tiếp thu ở giai đoạn 1 theo mỗi chuyên đề tương ứng với cấu trúc đề thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT.
Đồng thời, dành nhiều thời gian để giải các bài bài để rèn luyện thêm về phương pháp cũng như rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Và cuối mỗi chuyên đề thì bạn cần tự kiểm tra, đánh giá lại kiến thức.
Đặc biệt, trong giai đoạn này các bạn chú ý không nên học nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Nên học từ từ, học đến đâu chắc đến đó để biết cách vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập.
Giai đoạn 3: Tăng tốc – Học phương pháp, rèn kĩ năng
Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia thì việc tăng tốc là điều tất yếu. Nếu bạn đã nắm được kiến thức, hiểu và áp dụng vào giải quyết bài tập thì đã đến lúc bạn cần tăng tốc, hoàn thiện thêm về kĩ năng làm bài của bản thân, tiếp cận và làm quen với các dạng bài khác nhau.
Các bạn nên tập trung luyện các đề thi chất lượng được biên soạn theo cấu trúc quy định của Bộ GD&ĐT trong khung giờ quy định và nắm được các phương pháp điển hình để giải những dạng bài tập thường gặp.
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn đạt được 9, 10 điểm/ môn thì cần phải học/ bổ sung thêm các phương pháp, tư duy đặc biệt để giải nhanh, chính xác các dạng bài tập trong đề thi.
Giai đoạn 4: Về đích – Tổng ôn lại kiến thức
Theo phân tích của các chuyên giaHocmai.vnvà kinh nghiệm của các bạn đã “vượt vũ môn” thì khoảng hơn 1 tháng cuối cùng trước kì thi đại học là rất quan trọng. Đây chính là giai đoạn để các bạn tổng ôn lại kiến thức, tối đa hóa điểm số dựa trên năng lực vào thời điểm hiện tại.
Các bạn chỉ nên bắt đầu tổng ôn trong khoảng thời gian này vì nếu tổng ôn quá sớm sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả ôn luyện và “điểm rơi phong độ”, ngược lại việc tổng ôn quá muộn cũng khiến bạn không kịp hệ thống lại kiến thức, kịp thời lấp lỗ hổng ở các chuyên đề mình còn yếu.
Đồng thời, trong giai đoạn về đích này, với mỗi mục tiêu điểm số riêng thì các bạn cần có phương pháp học, chú trọng vào những chuyên đề tương ứng.
Với những bạn học lực trung bình, nên học lại toàn bộ phần lý thuyết, kiến thức căn bản trong sách giáo khoa, tập trung vào làm các bài tập dễ và trung bình thuộc các nội dung kiến thứcnhận biết, thông hiểutrong cấu trúc đề thi THPT quốc gia.
Còn với những bạn học lực khá, cần rrà soát, ôn tập lại phần lý thuyết, kiến thức căn bản. Bên cạnh đó, nắm được các phương pháp giải các bài tập khó và lưu ý tránh mất điểm ở các bài tập dễ, trung bình. Ngoài ra, để làm được các câu hỏi thuộc mức độvận dụng, vận dụng caobạn cần phải nắm thật chắc kiến thức căn bản.