Nhiều chiến dịch trong số này được thiết kế nhằm khiến cho đối phương lờ mờ tin rằng có một cái gì đó đang sắp sửa diễn ra, trong khi có những kế hoạch khác đã được thay thế sang phương án khác. Những kế hoạch tác chiến như thế được gọi chung bằng cái tên “Trout memo” (Thông điệp cá hồi, vì câu cá hồi muốn thành công thì đòi hỏi mồi nhử phải thật ngon).
Âm mưu xâm lược châu Âu của liên quân Anh - Mỹ
Một trong các tác giả của những kế hoạch tác chiến này là ai? Thiếu tá hải quân Ian Fleming, người đã gặt hái được danh hiệu vang dội sau chiến tranh khi ông là tác giả bộ tiểu thuyết lừng danh Điệp viên James Bond. Ngoài ra còn có các sĩ quan tình báo khác tiến hành kế hoạch cũng được mô tả trong bài viết này. Phần cuối năm 1942 và phần đầu năm 1943, cuộc tranh luận đã diễn ra tại trụ sở của quân Đồng Minh nơi các lực lượng của Đế quốc Anh và Mỹ họp để cùng phát động mục tiêu hành binh tiếp theo.
Chiến dịch của họ ở Bắc Phi đã thành công mỹ mãn, và cả họ cũng như đồng minh Liên Xô của họ cùng đang lên kế hoạch bắt đầu xâm lược chính lục địa Âu Châu già cỗi. Winston Churchill có vẻ rất háo hức khi ông ta muốn tấn công một nơi nào đó ở Địa Trung Hải. Churchill ra các lập luận và những thực tế nhằm chống lại cuộc xâm lăng của người Pháp, và với Churchill cũng sẽ có một hành động tương tự xâm chiếm một chỗ nào đó dọc theo vùng duyên hải Nam Âu.
Cuộc tranh luận rất sôi nổi với các câu hỏi nổi cộm như: thời gian xâm lược khi nào, thông qua đảo Sicily của Ý hay bán đảo Ban-căng từ phía Hy Lạp? Sicily gần kề châu Phi, nơi các lực lượng quân Đồng Minh đang sẵn sàng bày binh bố trận. Xâm lược Ý sẽ làm sụp đổ chính phủ của
Mussolini, đó cũng là con đường ngắn nhất để đến Đức. Xâm lược bán đảo Ban-căng thông qua ngả Hy Lạp có thể giải phóng một đồng minh cổ đại của Anh, và đồng thời còn cắt đứt nước Đức khỏi nguồn cung dầu hỏa của Rumani. Còn có một mục tiêu bí mật hơn, đó là nếu các lực lượng đồng minh phương Tây có thể tiến theo hướng Bắc vào Trung Âu trước khi người Liên Xô làm được việc này. Các lập luận trên cả 2 phía đều nghe có vẻ rất kêu, sau rốt chỉ có tiến công qua ngả Sicily của Ý là hay nhất. Trong nhiều khâu chuẩn bị để tiến hành một kế hoạch xâm lược, thì việc cần nhất là phải thu thập tin tức tình báo và tung hỏa mù thông tin sai lệch.
Để thực hiện mục tiêu tình báo, tình báo Anh đã tóm lấy các ý tưởng “kỳ quặc” từ thông điệp của Ian Fleming và xây dựng nên cái gọi là “Chiến dịch thịt băm” (“Operation Mincemeat”). Theo chiến dịch này thì sẽ có một cái xác trôi dạt trên biển ngoài khơi Tây Ban Nha, và thủy triều sẽ đẩy dạt các xái lên bờ. Tử thi sẽ được cho mặc đồng phục Anh cùng lận theo những kế hoạch giả mạo về cuộc xâm lược đang tiến vào Hy Lạp. Có nguồn tin cho rằng Chính phủ Phát xít ở Tây Ban Nha trước đó hay chuyển các tin tức tình báo cho phía Đức, vì thế phe chủ “Chiến dịch thịt băm” khấp khởi hy vọng rằng trong ngắn hạn người Đức sẽ đọc các kế hoạch gây nhiễu liên quan đến “cuộc xâm lược Hy Lạp” và phản ứng tức thì. Kế hoạch dàn dựng chi tiết, nhưng không dễ cho ai đó tin theo.
Kỹ nghệ tạo xác giả lừa đảo
Xác chết tươi của một người lính đã được tìm thấy. Thứ hai là một câu chuyện giật gân đã được lan truyền về cái chết của người đàn ông – một câu chuyện ăn khít không có điểm nào sai. Trên tử thi, người ta tìm thấy các túi chứa nhiều tư liệu tình báo gọi là “rác”, đó là những mẫu giấy nhỏ, các bức ảnh, cuống vé... là những thứ mà nhiều người hay bọc theo. Cái xác (từ trong ra ngoài) trong một thể trạng khiến người ta tin rằng nạn nhân chết do đuối nước bởi một vụ đắm tàu hay bất ngờ trượt chân rớt xuống biển. Đầu tiên là câu chuyện về cái xác. London cũng như bất kỳ đại đô thị nào, đều có rất nhiều người cùng đinh.
Xác người trên bãi biển Tây Ban Nha là một người đàn ông xứ Wales tên là Glyndwr Michel, ông bị chết khi ăn chuột nhiễm độc. Ngại rằng chất độc có thể lòi ra trong cuộc giải phẫu pháp y, cùng với ý kiến hoài nghi rằng nạn nhân không chết do đuối nước, nên người Anh đã đi một nước cờ cao hơn: Người Công giáo Tây Ban Nha khá khó chịu với việc giải phẫu pháp y.
Qua quan sát và chắc mẩm rằng xác chết trôi lâu ngày trên biển nên giới chức Tây Ban Nha đi đến kết luận rằng nạn nhân chết do đuối nước. Thứ hai là, lượng chất độc chuột rất nhỏ, sau cùng thì phổi của tử thi ứ đầy nước. Bước khó khăn là phải làm sao để chụp chân dung “xác chết” y như thật?
Một sĩ quan Anh được phát hiện có khuôn mặt y hệt với xác chết…chí ít là về độ tuổi (nếu xác không bắt đầu phân hủy, nhưng phải làm sao cho xác “sống động” và phải giữ lạnh đủ để làm chậm quá trình phân hủy – nhưng không được làm đông cứng xác vì như thế rất dễ bị phát hiện qua xét nghiệm da tử thi).
Trong kế hoạch tinh vi của tình báo Anh, kẻ bần cùng Glyndwr Michel được “phù phép” để trở thành Đại úy (quyền Thiếu tá) William Martin của Hải quân hoàng gia Anh. Thư từ và ảnh được để trên xác chết nghe như một thiên diễm tình. Có một cách xử lý đặc biệt cho những lá thư này, đó là mực viết trên thư không bị phai mờ khi ngâm trong nước biển, và có thể tồn tại nguyên vẹn suốt một thời gian dài.
Để thiết lập thời gian cụ thể đi kèm với các kế hoạch “xâm lược Hy Lạp” hư cấu, những cuống vé dành cho các show diễn ở
London, các hóa đơn tiền và có cả một tờ biên lai mua chiếc áo sơ mi… hao hao như có nhiều người cùng chung hội. Đồng phục mặc cho xác chết thì thực ra đã được mặc vài ngày trước đó bởi một trong các sĩ quan – người này có ý tưởng muốn làm cho đồng phục có vẻ như bị hư. Các tài liệu lừa đảo cũng có vẻ giống y như thật. Theo đó, các tài liệu không phải là “chính thức” nhưng nó có dạng như một lá thư từ Phó giám đốc của Ban tham mưu Hoàng gia Anh gửi cho người đứng đầu các lực lượng tác chiến quân sự ở Địa Trung Hải: Tướng Anh-Harold Alexander. Còn có các tài liệu quân sự không quan trọng khác được cho vào túi xác chết để đảm bảo “độ xác thực”.
Bức thư siêu đẳng!
Bức thư “mật” chứa nhiều thông tin, một số tin nghe rất tầm thường, chẳng hạn như chuyện binh lính Anh đón nhận Huân chương Trái tim tím; nhưng một số tin lại có vẻ rất đáng để tâm như các thông điệp chào hỏi để làm quen. Phần quan trọng nhất của lá thư là nói về các kế hoạch “xâm lược Hy Lạp”.
Lá thư “mật” được để trong một phong bì dán kín. Bên trong phong bì có một cái lông mi. Người Anh tin và hy vọng rằng người Tây Ban Nha sẽ trao phong bì hay “tin mật” cho người Đức, và sau đó với tư cách là một quốc gia trung lập sẽ có hành động trả lại tài sản cho “Thiếu tá Martin”.
Không có lông mi, người Anh sẽ biết đối phương đọc được những “nội dung” gì. Buổi sáng của ngày 30 tháng 4 năm 1943, trên bờ biển của thành phố duyên hải Huelva (phía Tây của Tây Ban Nha), ngư dân phát hiện một xác chết. Cái xác được đem tới Sở hiến binh địa phương. Chỉ trong vòng 1 ngày, người Tây Ban Nha đã lục tung cái xác, họ tiến hành một xét nghiệm sơ bộ và thẩm tra nội dung bên trong cái va li nhỏ được khóa chặt.
Lá thư được lấy ra một cách khéo léo mà không cần phải mở bao thư. Lá thư được mở ra giữa môi của bao thư và xác chết. Nhưng… lông mi rơi ra. Người Anh biết đối phương đã trúng kế. Lập tức các nhà ngoại giao Anh xuất hiện, họ ra sức phản đối việc người Tây Ban Nha đơn phương tiến hành giải phẫu pháp y mà không báo trước, tình hình bị đẩy lên căng thẳng tột độ, và mùi hôi thối từ xác chết thật khủng khiếp.
Bên cạnh sự tôn kính người chết, liệu cái xác đó có được an táng tử tế? Bia mộ của “Thiếu tá Martin” để ở Tây Ban Nha, nhưng đến thập niên 1990, trên bia được cập nhật thêm cái tên Glyndwr Michel. Vào phút cuối, Adolf Hitler đã dính đòn lừa khi tung ra một lượng lớn quân đến cả Hy Lạp và đảo Sardinia.
Hitler cho rút 7 sư đoàn từ Mặt trận phương Đông đến Hy Lạp, và phái thêm 10 đơn vị quân đội đến Nam Tư. Ngay cả sau Chiến dịch Husky, bắt đầu xâm lược Sicily thì Hitler vẫn đinh ninh tin rằng quân Đồng Minh đang chuẩn bị tấn công Hy Lạp và rút thêm nhiều lính Đức từ Nga về, nơi đây lính Đức đã hao tổn nhiều khí tài, vật lực trong trận Kursk. Kế tung hỏa mù của xứ Wales quả cao tay!