Việc GD tính cần cù, tiết kiệm nên được lồng ghép vào các khóa học của trường học, từ mẫu giáo lên ĐH - Bộ GD cho biết trong kế hoạch trên. Các hoạt động khác nhau sẽ được thực hiện để thúc đẩy chiến dịch “Ăn sạch bát đĩa” trong trường học và nâng cao nhận thức về tôn trọng lao động tạo ra thực phẩm và quý thực phẩm ở trẻ em.
Trong khi đó, căng tin các trường học được yêu cầu cải thiện dịch vụ, giới thiệu cách phục vụ đồ ăn linh hoạt theo kế hoạch hành động trên.
Clip tại một căng tin trường học Trung Quốc: Chưa ăn sạch, chưa được trả khay cơm:
Trung Quốc không phải là nơi đầu tiên đưa ra chính sách tiết kiệm thực phẩm. Tại Singapore, năm 2013, chiến dịch “Ăn sạch bát đĩa” đã có mặt tại quốc đảo này nhằm nâng cao nhận thức về tác động môi trường, xã hội đối với rác thải thực phẩm, đồng thời tăng cường thói quen ăn một cách có chánh nhiệm.
Singapore tạo ra 800 tấn rác thải thực phẩm năm 2017, tức mỗi người lãng phí 2 bát thực phẩm mỗi ngày.
Chiến dịch tiết kiệm thực phẩm ở Singapore ngày càng được nhiều trường học tham gia, từ 5 trường năm 2013 lên 65 trường năm 2018. Cùng với sự tăng cường nhận thức đối với rác thải thực phẩm, HS tại tổng số 65 trường học đã đếm được 43.000 bát đĩa sạch khi ăn xong.