Chiến đấu cơ Ukraine cực kỳ nguy hiểm khi đã có khả năng mang bom GBU-39

GD&TĐ - Không quân Ukraine đã điều chỉnh máy bay chiến đấu Liên Xô để sử dụng bom GBU-39 của Mỹ, tờ Washington Post (WP) cho biết.

Chiến đấu cơ Ukraine cực kỳ nguy hiểm khi đã có khả năng mang bom GBU-39

Ấn phẩm WP trích dẫn các nguồn tin của mình tuyên bố rằng Lực lượng Không quân Ukraine đã sử dụng bom dẫn đường cỡ nhỏ GBU-39 để tấn công quân Nga.

Hình ảnh một chiếc máy bay được trang bị những quả bom này khi chúng cố định dưới cánh đã xuất hiện trên nhiều tờ báo. Trên thân của một quả GBU-39 có dòng chữ được chỉnh sửa lại và ghi ngày 12 tháng 5 năm 2024.

Theo ước tính được công bố của Mỹ, khi sử dụng bom GBU-39 từ máy bay, tỷ lệ trúng mục tiêu là 90%.

Washington khẳng định những quả bom này đã được chứng minh là có khả năng chống nhiễu do các hệ thống tác chiến điện tử của Nga tạo ra. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ khiến những tổ hợp phòng không Nga khó phát hiện và đánh chặn chúng.

Máy bay chiến đấu thời Liên Xô của Ukraine đã có thể sử dụng bom đường kính nhỏ GBU-39.

Máy bay chiến đấu thời Liên Xô của Ukraine đã có thể sử dụng bom đường kính nhỏ GBU-39.

Bom đường kính nhỏ GBU-39 (SDB) là vũ khí hàng không có độ chính xác cao với trọng lượng chỉ 130 kg, đường kính khoảng 190 mm và chiều dài 1,8 m.

Tầm bay tối đa của bom lên tới 110 km nếu thả rơi từ độ cao lớn. Thiết kế của bom có ​​cánh mở ra khi bay, giúp tăng đáng kể phạm vi tấn công mục tiêu.

Khi lao xuống mục tiêu từ độ cao lớn, nhờ đầu vonfram, nó có thể xuyên thủng hầm trú ẩn bằng bê tông. Cơ chế kích nổ cho phép chọn thời điểm linh hoạt để phù hợp với từng loại mục tiêu.

Độ chính xác của cú đánh đạt được bằng cách sử dụng hệ thống điều khiển tích hợp với dẫn đường quán tính và định vị vệ tinh GPS.

GBU-39 cũng là một phần của đạn GLSDB, sự kết hợp giữa loại bom này với động cơ tên lửa M26 để sử dụng từ hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS. Nhờ động cơ và cánh, tầm bay của GLSDB đạt 150 - 160 km.

Theo ghi nhận từ binh sĩ Ukraine, bom GBU-39 khi ném từ trên cao khó bị gây nhiễu hơn đạn GLSDB bắn từ bệ phóng HIMARS, đây là điều gây ngạc nhiên và sẽ cần được nghiên cứu để sử dụng phù hợp.

Tên lửa GLSDB là sự kết hợp giữa bom GBU-39 với động cơ M26.

Theo Washington Post

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.