Chiến binh chống lãng phí thực phẩm

GD&TĐ - Người Singapore thích khám phá những quán ăn thú vị, thử những món ăn mới và chia sẻ những món ăn hấp dẫn trên mạng xã hội.

Niềm đam mê thực phẩm và sự bền vững đã thôi thúc Jennifer bắt đầu Just Dabao.
Niềm đam mê thực phẩm và sự bền vững đã thôi thúc Jennifer bắt đầu Just Dabao.

Tuy nhiên, đằng sau mối quan tâm này lại tồn tại một vấn đề, đó là rất nhiều rác thải thực phẩm được tạo ra. 

7.500 bữa ăn không bị bỏ đi

Theo Cơ quan Môi trường quốc gia (NEA), chỉ trong năm 2020, Singapore thải ra 665.000 tấn rác thải thực phẩm, bao gồm thực phẩm dư thừa. Con số này tương đương với hơn 1,7 tỷ gói cơm gà. Rất nhiều thực phẩm trong phần dư thừa trên vẫn rất ngon và trong tình trạng tốt. Đó không chỉ là cơm gà, mà còn là bánh ngọt, bánh mì, bia, xà lách, bơ…

Doanh nhân 30 tuổi Jennifer Widjaja, người đồng sáng lập chợ xanh Just Dabao, cho biết rất nhiều thực phẩm dư thừa đến từ các sự kiện bị hủy bỏ, thực phẩm sắp hết hạn sử dụng, các mặt hàng mỹ phẩm bị lỗi nhẹ, nguyên liệu dư thừa đã rã đông và đơn đặt hàng bị hủy.

Jennifer Widjaja được mệnh danh là “chiến binh chống lãng phí thực phẩm”. Theo cô, “không phải ai cũng nhìn ra vấn đề lãng phí thực phẩm và điều này càng khiến nó trở nên đáng sợ hơn”. Tính đến tháng 2 năm nay, “chiến binh” Widjaja đã giúp khiến 5 tấn thực phẩm không bị vứt bỏ. Đây là 7.500 bữa ăn và tương đương với 12,5 tấn khí thải carbon.

Xây dựng thị trường xanh

Hành trình khởi nghiệp của Widjaja bắt đầu từ năm 2020 với một câu chuyện buồn nhưng quen thuộc. Do sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 và các hạn chế về ăn uống, nhiều nhà hàng bị tổn hại nặng nề và buộc phải đóng cửa.

Lisa, bạn của Widjaja là một trong những chủ doanh nghiệp bị thua lỗ. Đầu bếp bánh ngọt này đã phải dừng công việc kinh doanh của mình và vứt bỏ rất nhiều thực phẩm.

“Đó là một quá trình rất đau đớn” –Widjaja nhớ lại – “Tôi thực sự muốn giúp cô ấy và giúp cả ngành dịch vụ ăn uống. Điều đó đã thôi thúc tôi nói chuyện với các chủ cửa hàng về những vấn đề mà họ gặp phải”.

Nghiên cứu của Widjaja khiến cô nhận ra lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng và nó không chỉ xảy ra khi các doanh nghiệp phải đóng cửa. Nói chung, các chủ tiệm khó có thể dự đoán chính xác lượng nguyên liệu hoặc thực phẩm sẽ được bán mỗi ngày hoặc mỗi tuần.

Điều quan trọng là Widjaja thực sự yêu thích đồ ăn và có cảm giác đau đớn khi thực phẩm mình làm ra hoặc yêu thích bị thừa. Ngoài ra, mẹ cô luôn có ý thức về việc bảo quản thực phẩm đúng cách và ăn hết phần ăn, thậm chí bà còn dùng nước hoa quả và bã thực phẩm để làm phân bón cây. Dần dần, điều này đã ảnh hưởng tới mối quan tâm của Widjaja với thực phẩm.

Tháng 7/2020, Widjaja bỏ công việc phân tích tài chính của mình để bắt đầu cho Just Dabao. Nền tảng Just Dabao được thiết kế cho phép các doanh nghiệp ngành ăn uống bán thực phẩm dư thừa với giá từ 30 - 40% so với giá gốc, giúp người tiêu dùng tiết kiệm được trung bình 50% giá mua. Điều này cũng “đánh trúng” thị hiếu của người Singapore là yêu thích thực phẩm và mua hàng giá rẻ.

Theo Widjaja, Just Dabao không thực sự là một nền tảng tạo ra lợi nhuận, mà là một nền tảng tiết kiệm chi phí cho các thương gia. Vì tiêu chuẩn ngành là các nguyên liệu có giá từ 20 đến 30% giá món ăn, nên Just Dabao mong muốn giúp các thương gia thu hồi một phần chi phí chìm đó. Cô giải thích, việc giảm giá 50% đối với thực phẩm dư thừa cũng khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ hết thực phẩm.

Widjaja bắt đầu Just Dabao vào lúc đại dịch căng thẳng nhất và lúc đó tình hình rất bất ổn. Mỗi ngày gọi điện cho 10 đến 20 thương nhân, cô gặp rất nhiều sự từ chối, nhiều người không tin tưởng vào nền tảng mới mẻ này. Bên cạnh đó là khó khăn khi xây dựng trang web, tạo cộng đồng và uy tín cho nền tảng của mình.

Thay đổi tư duy về thực phẩm thừa

Just Dabao mang đến lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhà phân phối, hoặc sản xuất.
Just Dabao mang đến lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhà phân phối, hoặc sản xuất.
Người Singapore thích khám phá những quán ăn thú vị, thử những món ăn mới và chia sẻ những món ăn hấp dẫn trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau mối quan tâm này lại tồn tại một vấn đề, đó là rất nhiều rác thải thực phẩm được tạo ra. 

Hiện nay, Just Dabao tiếp cận trung bình 7 đến 10 người bán hàng mỗi tuần và có hơn 400 người bán và gần 4.000 khách hàng giao dịch trên nền tảng này. Các mặt hàng dư thừa được liệt kê trên trang web và sau đó nó được chia sẻ qua Telegram hoặc Instagram, nơi Just Dabao có một cộng đồng năng động hơn 20.000 người.

Ngoài việc xử lý thực phẩm thừa từ các nhà hàng, đơn hàng bị hủy, nền tảng này cũng là một nơi tuyệt vời để nếm các món ngoài thực đơn khi các đầu bếp thử nghiệm những công thức nấu ăn mới.

Để xóa bỏ lầm tưởng rằng thực phẩm dư thừa có chất lượng thấp, Widjaja rất coi trọng việc kiểm soát chất lượng và cung cấp phản hồi cho những người bán có xếp hạng thấp, đồng thời từ chối người bán bị xếp hạng thấp liên tục. Trong số 2.400 đánh giá trên nền tảng hiện nay, xếp hạng mức trung bình là 4,5 sao.

Mặc dù, các mặt hàng hiện chỉ có trên trang web, Just Dabao đang có kế hoạch tung ra một ứng dụng vào tháng 6 tới và dự kiến doanh số bán hàng sẽ tăng lên. Widjaja cũng rất vui mừng bởi sự thay đổi tư duy dần dần nhưng có ý nghĩa mà cô thấy được ở các thương gia và người tiêu dùng kể từ khi bắt đầu Just Dabao.

“Đó là điều mà Just Dabao nhắm tới: Sự thay đổi tư duy thông qua việc củng cố và thay đổi thói quen, để chúng ta có thể giải quyết tình trạng lãng phí thực phẩm thông qua cộng đồng” – “chiến binh” Widjaja nói.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).