Chiêm ngưỡng triển lãm độc đáo có một không hai “Mùa hoa & Chim” ​

GD&TĐ - Từ hai chất liệu là bột giấy và sắt hai nhà điêu khắc trẻ Thái Nhật Minh và Trần An đã gửi khát vọng của người Việt trẻ vào những tác phẩm triển lãm điêu khắc “Mùa hoa & Chim” có một không hai. Triển lãm độc đáo được trưng bày tại toà nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.

Triển lãm độc đáo “Mùa hoa & Chim” của Thái Nhật Minh và Trần An
Triển lãm độc đáo “Mùa hoa & Chim” của Thái Nhật Minh và Trần An

Triển lãm điêu khắc của hai người Việt trẻ lần này là một cuộc hội ngộ tuyệt vời trong sự hoà quyện giữa không gian làm việc với không gian nghệ thuật tạo cảm giác hấp dẫn, ấn tượng khi ngắm nhìn các tác phẩm.

Trong triển lãm có sự đối lập giữa hai chủ đề là “Mùa hoa” và “Chim” cùng với sự đối lập chất lập giữa “Giấy” (sự mềm mại, trong trắng) và Sắt (cứng cáp- xù xì thô đen), sự tương phản, đối thoại vô cùng thú vị giữa màu sắc các tác phẩm, tính chất vật liệu và ngôn ngữ hình khối của các tác phẩm điêu khắc sẽ đem lại những cảm xúc mạnh cho người xem.

Tác phẩm Chim trong chuyện cổ – Thái Nhật Minh
 Tác phẩm Chim trong chuyện cổ – Thái Nhật Minh

Với “Bột Giấy” Thái Nhật Minh đã sử dụng nhào trộn với keo, vật liệu tự nhiên khác và màu. Bằng bàn tay khéo léo từ tất cả cả xúc của mình, anh tạo ra những con vật gần gũi, nguyên sơ và thật đáng yêu như con ông, con kiến xây tổ…

Trái ngược lại Trần An lại sử dụng chất liệu “Sắt” kết hợp với các kỹ thuật đúc, hàn mang tính công nghệ hiện đại. Với sự sử dụng thuần thục các kỹ thuật uốn, cắt, đúc, hàn, Trần An đã thấu hiểu sự về ưu điểm và nhược điểm của chất liệu để tạo nên những tác phẩm điêu khắc ấn tượng với người xem.  Ở đó vừa có sự cứng cáp, lạnh lùng, lì lợm, vừa  có sự mềm mại, tình cảm và giàu chất thơ, gần với đời sống xã hội hiện đại.

Tác phẩm Đợi chờ - Thái Nhật Minh
 Tác phẩm Đợi chờ - Thái Nhật Minh
Tác phẩm Đợi chờ
 Tác phẩm Đợi chờ

Trong triển lãm lần này Thái Nhật Minh đã chia sẻ: Anh đọc trong nhiều câu chuyện dân gian, những con chim ngoài biểu tượng ước mơ cho khát vọng hoà bình còn thể hiện câu chuyện của văn hoá, tín ngưỡng và lịch sử. Chính vì vậy anh mượn hình tượng “Chim” để bày tỏ sự ưu tư trong hoài niệm, sự hồi tưởng về quá khứ xa xưa và để mỗi khi người xem ngắm tác phẩm đều cảm nhận về không gian, thời gian với mặt trời trong bốn mùa khép kín.

Tác phẩm Mùa hoa – Trần An
 Tác phẩm  Mùa hoa – Trần An

Còn Trần An thì lấy cảm hứng từ thiên nhiên với cảm nhận từ thân cây, búp lá hay nụ hoa đều chứa những nguồn năng lượng dồi dào căng tràn sức sống. Bộ sưu tập “Mùa hoa” anh muốn ngưng đọng lại thời khắc đẹp nhất, ẩn chứa trong đó những sự tuyệt vời nhất. Anh muốn thông qua ngôn ngữ của điêu khắc để nói về sự hi vọng của sự sinh sôi, sự bung nở với một tương lai mới tươi đẹp và rực rỡ hơn.

Tác phẩm Mùa hoa – Trần An
 Tác phẩm  Mùa hoa – Trần An
Tác phẩm Mùa hoa
 Tác phẩm  Mùa hoa

Với hai chủ “Chim” không chỉ là chim, “Mùa hoa” không chỉ là mùa hoa, mà thông qua ngôn ngữ điêu khắc có lẽ là những ưu tư, là ước mơ, là khát vọng, là tình cảm đối với thiên nhiên và cuộc sống mà hai nhà điêu khắc trẻ muốn chuyển tải trong triển lãm này. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 6/7/2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.