Chia sẻ thực tiễn và kinh nghiệm hệ thống GD Đức

GS Detlef Briesen: Ở Đức, học sinh đi học ở các trường công lập không mất học phí.
GS Detlef Briesen: Ở Đức, học sinh đi học ở các trường công lập không mất học phí.

Trao đổi tại Hội thảo, GS Detlef Briesen – Đại học Justus Liebig Giessen (Cộng hòa Liên bang Đức) cho biết: Đến trường học là bắt buộc đối với trẻ em trên toàn nước Đức. Cho đến 14 tuổi, cha mẹ và người giám hộ có trách nhiệm, sau đó là học sinh chịu trách nhiệm đến trường.

Ở Đức, học sinh đi học ở các trường công lập không mất học phí, bao gồm cả phương tiện đi lại và giáo trình. Đóng góp tài chính của phụ huynh chỉ được yêu cầu đối với các chuyến dã ngoại. Học sinh, gia đình có thu nhập thấp có thể được hỗ trợ. Đa số học sinh đi học tại các trường công lập hoặc thuộc sở hữu của nhà thờ để được miễn học phí. Chỉ có rất ít trường tư thục và trường nội trú có thu học phí.

Ngoài ra, chính quyền liên bang chỉ đạo giáo dục bằng các giải pháp như: Thông qua các mục tiêu và một vài tiêu chuẩn quốc gia; các mục tiêu giáo dục chung của Nhà nước và mục tiêu cụ thể của Bang; Luật trường học bang và việc thực hiện các khuôn khổ khác nhau cho giáo dục học đường.

Theo GS Detlef Briesen, các mục tiêu giáo dục là vấn đề quan trọng ở Đức và ít nhiều có sự đồng đều trên toàn nước Đức, chẳng hạn như: Giáo dục như một sự trao quyền cho sự tự quyết hợp lý; giáo dục như là sự phát triển con người thông qua mục tiêu, nội dung tổng quát và giáo dục như một quá trình giúp cho con người có thể tự giải phóng chính họ khỏi sự phán xét của người khác, để suy nghĩ một cách độc lập và tự đưa ra quyết định mang tính đạo đức của chính họ.

Toàn cảnh hội thảo
 Toàn cảnh hội thảo

Cũng tại hội thảo, GS Detlef Briesen chia sẻ một số nội dung liên quan đến giáo dục đại học, chẳng hạn như: các chương trình có cấp bằng thông qua các kỳ thi Nhà nước. Kỳ thi quốc gia được tổ chức bởi cơ quan nhà nước Đức; Kỳ thi được thực hiện bởi các hội đồng Nhà nước để vào các tổ chức chuyên nghiệp thuộc nhà nước hoặc được giám sát bởi nhà nước.

Việc này diễn ra sau khi hoàn thành các khóa học tại một trường đại học Đức. Kỳ thi Nhà nước mở ra cơ hội tiếp cận với một số ngành nghề nhất định được quy định bởi Nhà nước Đức. Ở Đức, thuật ngữ này được sử dụng cho một kỳ thi cuối cùng sau khi học tại một trường đại học. Kỳ thi Nhà nước tương đương với bằng thạc sỹ và cho phép sinh viên tiếp tục học lên tiến sỹ.

Các Kỳ thi kiểm tra Nhà nước được chia thành các phần khác nhau hoặc các giai đoạn khác nhau.

Có 2 giai đoạn trong đào tạo giáo viên: Thứ nhất, đào tạo giáo viên với ít nhất 2 môn học và nghệp vụ sư phạm với một kỳ thi cuối cùng. Thứ hai, đào tạo 2 năm tại một trường công lập, theo sau bởi một kỳ thi nhà nước khác. Quy trình này cũng được áp dụng tương tự đối với đạo tạo luật và khoa học quản trị.

Hầu hết Bộ giáo dục và các vấn đề văn hóa ở các bang sử dụng các văn phòng khảo thí cho các kỳ thi nhà nước dành cho giáo viên. Ở một số bang, văn phòng này được gọi là Trung tâm đào tạo giáo viên (đào tạo năng lực giáo viên) và có nhiều chức năng hơn, bao gồm cả đào tạo những giáo viên đã được tuyển dụng.

Kỳ thi Nhà nước thứ nhất diễn ra vào cuối khóa học đại học bởi các trường đại học sư phạm và được chỉ định bởi các văn phòng khảo thí. Kỳ thi Nhà nước thứ hai diễn ra tại một hội thảo đào tạo giáo viên, bởi những giáo viên được chỉ định đặc biệt (những người đã hoạt động như giáo viên).

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về một số nội dung liên quan đến giáo dục đại học, trong đó có vấn đề tự chủ và liên kết doanh nghiệp với các trường đại học trong quá trình đào tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.