Chia sẻ kỹ thuật cao cho bệnh viện tuyến tỉnh

GD&TĐ-Từ khi thí điểm triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh về chuyên ngành ngoại khoa và nội khoa, tại bệnh viện tuyến dưới nhiều kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng có hiệu quả trong công tác khám và điều trị cho người bệnh

Hình ảnh trước và sau phẫu thuật của cụ bà 81 tuổi. (BVCC)
Hình ảnh trước và sau phẫu thuật của cụ bà 81 tuổi. (BVCC)

Nâng cao kỹ thuật y học

Mục tiêu của Đề án Bệnh viện Vệ tinh là tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện vệ tinh của các đơn vị bệnh viện hạt nhân như Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Bệnh viện E… Trong đó hoạt động chủ yếu là đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị y tế, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa thông qua mạng Internet (Telemedicine).

Kết quả của Đề án cho thấy rất khả quan, các bệnh viện vệ tinh đã tiếp nhận được nhiều kỹ thuật, công nghệ y học; năng lực cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao, tỷ lệ chuyển người bệnh lên tuyến trên giảm.

Thực tiễn cho thấy, triển khai thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh là gắn thương hiệu của bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ của tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên về bệnh viện tuyến dưới, giúp bệnh viện tuyến dưới sử dụng có hiệu quả cơ sởvật chất đã được đầu tư.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E Hà Nội. Ngay trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6-2019, Bệnh viện E Hà Nội thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh ở 2 chuyên ngành: Tim mạch và Hồi sức cấp cứu, chống độc. Dưới sự hỗ trợ trực tiếp của các bác sĩ đầu ngành đến từ Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai thực hiện được một số kỹ thuật khó: Phẫu thuật trung thất lồng ngực (20 ca); đặt stent động mạch vành (204 ca); chụp mạch vành kiểm tra (617 ca); hỗ trợ khám chuyên khoa tim mạch, trung thất, lồng ngực (822 ca). Bệnh viện E Hà Nội đã đào tạo cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh 7 bác sĩ siêu âm Doppler tim mạch; 4 siêu âm Doppler mạch máu; 2 bác sĩ phẫu thuật trung thất lồng ngực; 2 bác sĩ, kỹ thuật viên can thiệp tim mạch; 2 điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn trong phẫu thuật tim mạch và lồng ngực. 

Nhờ được đạo tạo nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ máy móc từ đề án bệnh viện vệ tinh đã tạo tiền đề cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thành lập mới: Đơn vị tim mạch can thiệp (thuộc khoa Nội Tim mạch); Khoa Ngoại lồng ngực - Chỉnh hình - Bỏng; đơn nguyên đột quỵ (Khoa Cấp cứu). Cho đến nay bệnh viện E Hà Nội vẫn tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sĩ và chuyển kỹ thuật hiện đại cho Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang.

Phẫu thuật u màng não cho cụ bà 81 tuổi

Chia sẻ kỹ thuật cao cho bệnh viện tuyến tỉnh ảnh 1

 “Thật kì diệu, mẹ tôi như được đưa từ cõi chết trở về” – đó là những lời tâm sự chân thành nhất từ người nhà bệnh nhân 81 tuổi vừa được các bác sĩ khoa Phẫu thuật thần kinh – Cột sống Bệnh viện Đa khoa Thái Bình mới thực hiện mổ u màng não thành công. Đây là ca phẫu thuật khó và bệnh nhân có nguy cơ biến chứng nặng cao nếu không được điều trị kịp thời.

Cụ bà N.T.Đ (81 tuổi, Vũ Lễ - Kiến Xương) trong thời gian trở lại đây xuất hiện những biểu hiện chóng mặt, chán ăn, mắt mờ, mất khứu giác, giảm trí nhớ, lúc nhớ lúc quên. Gia đình ban đầu cho rằng tuổi già khiến cụ trở nên thiếu minh mẫn. Tuy nhiên cụ càng ngày càng thiếu tỉnh táo hơn cộng thêm sốt và ho khan, vì vậy người nhà quyết định đưa cụ đến bệnh viện để khám bệnh. Kết quả chụp cộng hưởng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình phát hiện bệnh nhân có khối u màng não rãnh khứu kích thước khoảng 6x4 cm, chính khối u lớn đã chèn ép rãnh khứu gây mất khứu giác đồng thời đè ép dây thân kinh số 2 gây mờ mắt, giảm trí nhớ.

Sau khi hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ khoa Phẫu thuật thần kinh – Cột sống đã chỉ định thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u dưới sự hỗ trợ của kính Vi phẫu cho bệnh nhân. Xác định đây mà một ca bệnh khó, vị trí khối u hiếm gặp cộng thêm bệnh nhân tuổi cao, sức khỏe yếu, có tiền sử bệnh tăng huyết áp; các phẫu thuật viên có chuyên môn vững vàng nhất trong phẫu thuật u màng não đã được huy động, phối hợp với nhiều chuyên khoa để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra thành công sau hơn 3 tiếng thực hiện, khối u được loại bỏ hoàn toàn.

Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, cả gia đình ai cũng nghĩ là cụ Đ. đã không thể minh mẫn, sức khỏe trở lại như trước đây được nữa, nhưng phép màu đã lại xảy ra. “Mấy hôm trước mẹ không thể nhận ra ai, vừa nói đã lại quên ngay, vậy mà vừa tỉnh lại sau khi mổ khi thấy các con bên cạnh mẹ đã gọi được tên từng người. Càng ngày mẹ càng minh mẫn hơn, không còn đau đầu, mắt đỡ mờ. – Con gái bệnh nhân chia sẻ.

Theo BS. Nguyễn Xuân Bách – Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh – Cột sống cho biết: Phẫu thuật u màng não là kỹ thuật thường quy tại khoa trong nhiều năm nay, tuy nhiên trường hợp của cụ Đ. với vị trí khối u tại rãnh khướu là trường hợp đầu tiên phẫu thuật tại khoa vì vậy ê kíp phẫu thuật đã phải tập trung cao độ, phối hợp chặt chẽ từng khâu để ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất.Bác sĩ cũng cho biết thêm, khối u màng não thường là các khối u lành tính, phát triển từ từ nên tác động của nó đến sức khỏe người bệnh trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Thời gian trước khoa từng điều trị cho một trường hợp bệnh nhân 52 tuổi nhập viện vì bị ngã do tai nạn giao thông. Tuy nhiên qua quá trình chụp chiếu đã phát hiện bệnh nhân có khối u màng não ở vùng chẩm kích thước khá lớn. May mắn là khối u đã được phát hiện kịp thời, các bác sĩ nhanh chóng loại bỏ khối u cho bệnh nhân, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện hàng đầu về bệnh lý sọ não và cột sống: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai… cùng hệ thống phòng mổ, trang thiết bị phẫu thuật hiện đại,… Khoa Phẫu thuật Thần kinh – Cột sống – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận trong điều trị các mặt bệnh sọ não và cột sống phức tạp. Nhờ có việc không ngừng phát triển các kỹ thuật cao, hiện đại mà nhiều người bệnh đã không còn phải chuyển lên tuyến trên điều trị, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...