Lao động trong ngành giáo dục mang tính đặc thù cao. Mọi thao tác lao động nghề nghiệp của người thầy có tác động đến hiệu quả kinh tế, định hướng phát triển của xã hội và trở thành tấm gương phản chiếu một cục diện lao động của một thế hệ tiếp theo – bắt đầu từ học sinh, sinh viên đang được ảnh hưởng trực tiếp từ thao tác lao động của người thầy.
Triển khai CT, SGK mới đòi hỏi sự nỗ lực đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo. (Ảnh Đức Trí) |
Đổi mới sáng tạo ở đâu? Khi nào? và như thế nào? là những câu hỏi thường trực không chỉ trong mỗi nhà giáo mà đòi hỏi mỗi nhà giáo phải luôn có trách nhiệm nhìn lại quá trình làm việc của mình. Trên cơ sở đó có cách thay đổi, tìm ra cách làm mới hơn, hay hơn, hướng tới hiệu quả hơn để cải thiện chính công việc của nhà giáo cho một chu trình mới, ở một thời điểm mới.
Thay đổi từ những công vệc nhỏ là điều không khó. Nhiều thay đổi nhỏ góp nên sự đổi mới lớn. Từ những phòng học đơn sơ đến những công trình nghiên cứu vũ trụ bao la, tất cả đều cần đến sáng tạo, đổi mới. Vì vậy, sự thành công của ngành giáo dục, nhà trường, học sinh bắt đầu bằng lao động nghiêm túc say mê, đổi mới sáng tạo của mỗi nhà giáo. Đổi mới, sáng tạo chính là “Chìa khóa” của chất lượng giáo dục…
Xung quanh vấn đề: Đổi mới, sáng tạo: “Chìa khóa” của chất lượng giáo dục, từ 9h30 đến 11h 30 phút ngày 27/12, Báo Giáo dục & Thời đại sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với những nhà giáo tích cực đổi mới, sáng tạo trong công tác mình đảm nhiệm:
Nhà giáo Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng Trường TH Phan Đình Giót (Quận Thanh Xuân – Hà Nội)
NGƯT Nguyễn Thị Tuyết Minh – Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền (Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội).