Thử nghiệm được tiến hành trên những con chuột béo phì, một số con bị làm cho mất khứu giác và những con còn lại thì không. Những con chuột bị mất khứu giác đã giảm được trọng lượng còn chuột có khứu giác bình thường, tiếp nhận được mùi thức ăn lại tăng cân.
Theo các nhà nghiên cứu, kết quả trên cho thấy mùi vị của những gì chúng ta ăn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cơ thể xử lý lượng calo như thế nào. Nó cũng chỉ ra một sự liên kết quan trọng giữa khứu giác và các vùng não điều chỉnh sự trao đổi chất thông qua các mạch thần kinh chưa được biết đến.
Chuột cũng như con người, nhạy cảm hơn với các mùi khi đói so với sau khi ăn, do đó khi thiếu mùi vị, cơ thể nghĩ rằng mình đã ăn rồi. Khi tìm kiếm thức ăn, cơ thể tích trữ một lượng calo để phòng ngừa trường hợp không tìm thấy thức ăn. Nhưng khi nguồn thức ăn đã được đảm bảo, cơ thể sẽ cảm thấy được tự do đốt cháy calo – nhà nghiên cứu Rieta tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, Mỹ - lưu ý.
Nguyên cứu xuất bản trên tạp chí Cell Metalbolism cho thấy việc thiếu mùi vị đóng một vai trò quan trọng ở những người mắc chứng biếng ăn – một chứng bệnh rối loạn khiến người ta có ám ảnh về cân nặng và thực phẩm mà họ ăn.
Nhà khoa học Andrew Dillin của Đại học California, Mỹ nói: “Hệ thống giác quan đóng một vai trò trong quá trình trao đổi chất. Việc tăng cân không chỉ là phép đo lượng calo tiếp nhận vào cơ thể, mà nó còn liên quan tới việc những calo đó được tiếp nhận như thế nào”.