Vừa đến cửa nghe chị chồng lớn giọng: “Được vào nhà này là phúc cả đời”, nàng dâu mới đáp trả khiến cục diện thay đổi

"Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng", câu này có lẽ những người nào sắp đi lấy chồng cũng thuộc nằm lòng. Nó cũng biểu hiện rằng mối quan hệ giữa những người chị gái hoặc em gái chồng chẳng hề dễ dàng mà hòa hợp.

Đôi khi, gia đình lục đục, nhà cửa bất hòa cũng chỉ vì “nhân vật thư ba” này chen chân vào mà thôi. Thế nhưng để giải quyết êm chuyện chị em chồng chẳng phải điều đơn giản. Một nàng dâu mới đã tự tay lấy lại sự công bằng cho bản thân mình, khiến chị dâu muối mặt. Chuyện như sau:

Em là em ớn vô cùng chị gái chồng em. Không phải em là dâu quá phận đâu mà chị ấy thật sự đanh đá quá mức. Chị ấy lấy chồng gần nhà, ngày nào cũng chạy về bố mẹ đẻ thành ra em ở nhà chồng chẳng mấy dễ chịu.

Em mới cưới chồng được gần 1 tuần nay nhưng hai bên yêu nhau đã lâu, qua lại được gần 2 năm nay rồi nên em quen hết gia đình và họ hàng bên ấy. Ai cũng dễ chịu và thoải mái với em, chỉ riêng chị gái chồng chẳng hiểu sao lại không ưa.

Đôi khi em nghĩ phải chăng khi chưa có người yêu chưa có vợ, anh ấy lúc nào cũng coi chị mình là nhất. Chị đi hẹn hò, đi mua sắm đều là em trai đèo đi. Bây giờ có em nên bận rộn hơn, chẳng được như xưa nên chị ấy ghét em.

Mà sự ghét bỏ này cũng chẳng phải em nói điêu đâu, em nấu nướng hay mua quà gì tặng cả nhà là chị ấy chê nhiều lắm. Thậm chí bố mẹ chồng thấy bực mình quá còn bảo bà ấy khó tính cơ mà.

Vừa đến cửa nghe chị chồng lớn giọng: “Được vào nhà này là phúc cả đời”, nàng dâu mới đáp trả khiến cục diện thay đổi ảnh 1

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, em chẳng muốn chị em trong nhà có vấn đề gì khó xử nên chẳng bao giờ ý kiến. Chị ấy nói gì cũng cười xòa rồi thôi. Cho đến khi bọn em cưới nhau được 5 ngày thì em đã chớp được cơ hội để ‘chỉnh’ chị ấy.

Em chẳng phải người ngu ngốc gì, chị ấy cạnh khóe rồi làm khó em em bỏ qua hết. Tuy nhiên, đã sử dụng đến ngôn từ xúc phạm thì phải làm rõ một lần thôi.

Hôm đó em ra ngoài vừa về đến cửa nhà, đang định mở cửa vào phòng thì nghe tiếng chị chồng đang nói oang oang lên, cứ như sợ hàng xóm không nghe thấy:

‘Vợ mày nó gả được vào cái nhà này là may mắn của nó. Tính ra là nó leo cao rồi, nhà nghèo kiết xác giúp đỡ được gì cho chồng đâu.

Ai đời con gái cưới cả nhà cả cửa trao có 5 chỉ vàng. Đấy là còn chia đều cho từ bố mẹ đến chị gái anh rể kéo cả đoàn lên sân khấu rồi đó. Tao đã bảo mày rồi hồi đó mày cưới con gái viện phó viện tao thì giờ có phải ấm thân rồi không’.

Lúc đó em sững ra, nếu như chị ấy nói chỉ dừng lại chuyện chồng em yêu ai cưới ai thì em không bàn tới. Tuy nhiên, chị ta đụng đến gia đình em rồi, nghe câu nói thì dường như chẳng có tí tôn trọng nào cả.

Ảnh minh họa.

Ngay lập tức, em mở cửa lao vào, lúc ấy chị chồng mới dứt lời thôi. Thấy bố mẹ đang ngồi, em chào rồi quay sang nói thẳng với chị chồng: ‘Em và anh V. yêu thương rồi đến với nhau trên nền tảng công bằng. Có gì đâu mà chị năm lần bảy lượt nhắc đến chuyện anh ấy yêu ai, cưới ai mới đúng.

Hơn nữa, chị nói đến chuyện bố mẹ trao vàng. Bố mẹ em làm lụng vất vả cả đời nuôi con cái ăn học, con gái nuôi mấy chục năm chưa báo hiếu được một ngày, lấy vàng của bố mẹ làm cái gì. Nhưng ông bà nghĩ rằng đó là món quà, coi như lời chúc phúc của bố mẹ đến tân hôn của con nên em mới nhận.

Vợ chồng em tự lập, vàng cưới cũng chỉ để đấy rồi sau này trao cho con gái em, nhiều hay ít để làm gì mà phải tính toán. Chị thử ngẫm xem chị nói vậy có quá đáng hay không’.

Em vừa dứt lời, chị chồng có vẻ lúng túng rồi. Bố mẹ chồng cũng góp vào mắng bảo rằng chị quá vô duyên và thiếu suy nghĩ. Mình cũng đi làm dâu nhưng lại chẳng biết nghĩ cho ai. 

Lúc này, chồng em cũng đứng dậy nói luôn: ‘Sau này em không muốn nghe bất cứ câu nói nào kiểu như thế nữa. Tại sao chị lại có tư tưởng ấy được nhỉ. Chị ngồi nói chuyện với bố mẹ đi xem suy nghĩ của chị đúng hay sai’.

Sau đó chồng kéo tay em lên nhà. Lúc đó em uất đến trào nước mắt, lên phòng nước mắt mới tuôn ra. Chồng em an ủi rồi xin lỗi liên tục. 

Một lúc sau, chị chồng lên gõ cửa rồi xin lỗi. Chị bảo rằng mình không có ý gì cả, chỉ là ‘phổi bò’ nên nói năng không suy nghĩ mà thôi.

Em cũng chẳng làm căng hay gì, gật đầu cho qua. Gia đình sau đó lại ngồi ăn uống vui vẻ. Tuy nhiên, có lẽ do lần này em ‘thị uy’ lại được cả nhà chồng ủng hộ nên chị chồng cũng ‘ớn’ chẳng mặt mày nặng nhẹ như xưa nữa. 

Nghe đâu bố chồng em điên tiết bảo rằng, nếu bà ấy còn cái kiểu gây xích mích thì ở rịt bên nhà chồng đi, đừng có qua đây làm loạn nữa”.

Đúng là một cái kết quá đẹp cho câu chuyện của cô dâu mới cưới. Thế mới nói, trong hôn nhân, đôi khi có gặp chị chồng ghê gớm thế nào mà có người chồng thấu hiểu, sẵn sàng giải quyết mọi chuyện thì cũng êm xuôi hết cả.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.