Liên minh châu Âu đã quyết định không yêu cầu Ukraine gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga đến lãnh thổ các quốc gia thuộc khối, vốn sẽ hết hạn vào cuối năm nay.
Động thái nói trên là sự thay đổi đáng kể trong chính sách năng lượng của EU và có thể ảnh hưởng nặng nề đến nguồn cung cấp khí đốt cho các quốc gia châu Âu.
Thỏa thuận vận chuyển khí đốt được ký kết giữa Nga và Ukraine đảm bảo việc cung cấp một phần đáng kể "nhiên liệu xanh" của Nga sang châu Âu thông qua hệ thống đường ống nằm trên lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên sau khi hết hạn hợp đồng, Liên minh châu Âu có ý định từ chối gia hạn thỏa thuận, điều này có thể thay đổi cơ cấu nguồn cung cấp khí đốt hiện tại.
Quyết định của EU được thúc đẩy bởi một số yếu tố, trong đó bao gồm mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu của Nga và tăng cường an ninh năng lượng của cộng đồng.
Khí đốt Nga sẽ không còn đi qua hệ thống trung chuyển trên đất Ukraine để tới châu Âu. |
Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu đã tích cực phát triển cơ sở hạ tầng để tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), cũng như tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo.
Giới chuyên gia lưu ý rằng việc từ chối gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua Ukraine có thể dẫn đến việc tăng chi phí nhiên liệu cho người tiêu dùng châu Âu.
Mặc dù vậy, các quan chức EU tự tin họ đã có đủ nguồn cung thay thế, đến từ Trung Đông, Mỹ, hay thậm chí là Na Uy và Azerbaijan và quan trọng nhất là các thành viên Liên minh châu Âu đều cảm thấy sự cần thiết phải thắt chặt nguồn thu nhập của Nga.
Đường ống dẫn khí đốt dưới đáy biển Baltic từng bị hư hỏng vì nguyên nhân bí ẩn. |