Châu Âu mất thêm gần 200 tỷ euro cho cuộc chiến khí đốt

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sau khi hạn chế mua khí đốt Nga, châu Âu đã tốn khoảng 304 tỷ euro trong khoảng thời gian 20 tháng để mua nhiên liệu thay thế.

Từ chối khí đốt Nga khiến châu Âu tốn thêm gần 200 tỷ euro trong vòng chưa đầy 2 năm.
Từ chối khí đốt Nga khiến châu Âu tốn thêm gần 200 tỷ euro trong vòng chưa đầy 2 năm.

Hãng tin Sputnik của Nga dẫn dữ liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) cho thấy, các nước thuộc Liên minh châu Âu đã phải tiêu tốn khoản tiền gấp 3 lần khi từ chối nhiên liệu của Nga và nhập khẩu từ các nhà buôn mới.

Cụ thể, khối này buộc phải chi khoảng 304 tỷ euro cho khí đốt và khí hóa lỏng nhập khẩu trong khoảng thời gian 20 tháng kể từ tháng 2/2022 đến cuối năm 2023.

Liên minh châu Âu đã buộc phải trả thêm khoảng 185 tỷ euro cho việc nhập khẩu khí đốt từ quốc gia khác ngoài Nga.

Trong khi đó, khối này chỉ chi tổng cộng 292 tỷ euro cho khí đốt tự nhiên của Nga trong khoảng thời gian 8 năm từ 2013 đến 2021.

Kể từ tháng 2 năm 2022, khi Brussels lần đầu tiên bắt đầu áp dụng các hạn chế đối với Moscow, chi tiêu nhập khẩu khí đốt trung bình hàng tháng của EU đã tăng lên 15,2 tỷ euro.

Trong số này, 7,7 tỷ euro đã được chi cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và 7,5 tỷ euro còn lại dành cho khí đốt qua đường ống.

Còn với việc mua nhiên liệu từ Nga, các nước châu Âu đã trả trung bình 5,9 tỷ euro cho khí đốt (3,6 tỷ euro cho khí đốt qua đường ống; 2,3 tỷ euro cho khí hóa lỏng).

Giá năng lượng cao hơn có nghĩa là giá cao hơn đối với hầu hết mọi thứ, từ chi phí sản xuất công nghiệp đến đầu vào như phân bón cho nông nghiệp, đến giá tiện ích và các hệ thống bán lẻ.

Sự thay đổi chính sách về năng lượng của châu Âu đã gây ra tình trạng lạm phát, lo ngại suy thoái kinh tế, đến quá trình phi công nghiệp hóa đang rình rập, trong đó Đức bị ảnh hưởng nặng nề nhất...

Trong khi đó, các nước xuất khẩu năng lượng như Mỹ, Anh, Na Uy đã tận dụng thời điểm này để bù đắp cho thị phần của Nga với lợi nhuận khá.

Theo Sputnik dẫn số liệu từ Eurostat, Mỹ thu về khoản lợi nhuận ước tính trị giá 53 tỷ euro. Còn lợi nhuận của các quốc gia khác là Vương quốc Anh (27 tỷ euro), Na Uy (24 tỷ euro) và Algeria (21 tỷ euro).

Trong khid đó, Nga cũng có lợi nhuận. Mặc dù khối lượng cung cấp giảm nhưng Nga vẫn nhận được thêm 14 tỷ euro do giá tăng cao.

Chiến lược thay đổi khí đốt Nga của châu Âu đã giúp Qatar kiếm được số tiền tương tự - thêm 14 tỷ euro, trong khi Azerbaijan mang về khoản tiền thưởng trị giá 12 tỷ euro.

Một số quốc gia khác: Angola nhận được 5 tỷ euro, Ai Cập - 4 tỷ euro, Trinidad và Tobago - 3 tỷ euro. Nigeria và Cameroon nhận được thêm 2 tỷ euro, Libya, Oman và Guinea Xích Đạo mỗi nước nhận thêm một tỷ euro. 12 quốc gia khác kiếm được số tiền tương đối nhỏ, tổng cộng gần 2 tỷ euro.

Các nước châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng và phải vật lộn để lấp đầy nguồn dự trữ khí đốt của mình.

Dù vậy, doanh thu từ dầu khí của ngân sách Nga đã vượt xa đáng kể so với năm ngoái kể từ tháng 9/2023.

Ngân hàng Thế giới vào tháng 8/2023 đã đưa ra bản báo cáo cho thấy, tính đến cuối năm 2022, tài sản của Nga tính theo sức mua tương đương (PPP) lần đầu tiên đã vượt quá 5 nghìn tỷ USD - vượt lên trên ba nền kinh tế lớn nhất Tây Âu: gã khổng lồ tài chính Pháp, Vương quốc Anh và cường quốc công nghiệp Đức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.