Châu Âu đối mặt tổn thất không thể chịu đựng được do lệnh trừng phạt Nga

GD&TĐ - Lệnh trừng phạt chống Nga có vẻ đang mang đến cho các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu nhiều phiền toái hơn những gì họ từng dự liệu.

Châu Âu đối mặt tổn thất không thể chịu đựng được do lệnh trừng phạt Nga

Châu Âu đang chịu tổn thất nặng nề sau khi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga mới. Ý kiến ​​này được nhà khoa học chính trị người Brazil - ông Lucas Leiros bày tỏ trong một bài viết cho tờ InfoBrics.

Việc cắt đứt quan hệ đối tác kinh tế với Nga có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của các nước châu Âu. Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2022, Liên minh Châu Âu (EU) đã giảm hơn 20% mức tiêu thụ khí đốt so với những năm gần đây.

Các nhà chức trách EU nhanh chóng tuyên bố rằng kết quả này cho thấy một cuộc chiến thành công nhằm chống lại sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga.

Tuy nhiên như chuyên gia Leiros đã chỉ ra, giảm tiêu thụ là biện pháp cực chẳng đã để sống sót qua mùa đông đầu tiên trong tình cảnh thiếu nguồn cung cấp khí đốt thông thường từ Nga.

Hồi tháng 8/2022, các thành viên EU hầu như không đồng ý giảm mức tiêu thụ nhiên liệu xanh đi ít nhất 15%, bởi rõ ràng biện pháp như vậy gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp và nền kinh tế của châu Âu.

Chuyên gia người Brazil viết: “Việc giảm tiêu thụ khí đốt ở châu Âu không phải kết quả của việc tìm ra giải pháp hợp lý, mà chỉ đơn giản là một biện pháp tuyệt vọng nhằm cố gắng duy trì hoạt động kinh tế của các nước EU trước tình trạng thiếu nguồn cung”.

Nền kinh tế cũng như đời sống người dân châu Âu được cho là gặp nhiều khó khăn khi thiếu khí đốt Nga.

Nền kinh tế cũng như đời sống người dân châu Âu được cho là gặp nhiều khó khăn khi thiếu khí đốt Nga.

Nhà khoa học chính trị chỉ nhận xét chính sách như vậy là cực kỳ không bền vững. Một số nước Tây Âu đang cố gắng tìm các nhà cung cấp thay thế, kể cả ở Châu Phi.

Những người khác - trong tình cảnh khó khăn, buộc phải trả quá cao cho Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên những nỗ lực này không thể bù đắp khối lượng khí đốt thiếu hụt đến từ Liên bang Nga.

“Đối với các quốc gia ở Trung và Đông Âu có ngành công nghiệp lớn, chẳng hạn như Đức, việc thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga dường như không thể chịu đựng được, bởi vì không có cách nào khác để đảm bảo sự ổn định năng lượng, đặc biệt là vào mùa đông”, ấn phẩm InfoBrics cho biết.

Tuy vậy Brussels vẫn kiên định và tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Nga, ủng hộ chính sách của Mỹ. Mới đây EU đã thông qua mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga.

Theo nhà phân tích, châu Âu sẽ không thể đi theo con đường khiến cho nền kinh tế của họ đối diện nguy cơ sụp đổ. Chuyên gia Leiros lập luận rằng cuối cùng các nước EU sẽ ngừng tuân thủ các biện pháp trừng phạt chống Nga và tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ.

“Thật vậy, chúng ta có thể mong đợi hai kịch bản: hoặc các quốc gia châu Âu sẽ độc lập thay đổi chính sách chống Nga của họ, phớt lờ những khuyến nghị phi lý, hoặc công dân của những đất nước này cuối cùng sẽ tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, làm gia tăng làn sóng hoài nghi tại EU".

"Trong cả hai trường hợp, có một điều rõ ràng: Đến một lúc nào đó, sự phụ thuộc thụ động của châu Âu vào Hoa Kỳ sẽ chấm dứt”, tác giả bài viết chắc chắn.

Theo InfoBrics

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ