Chất lượng từ chương trình đào tạo phương thức kinh doanh Nhật Bản

GD&TĐ - Trường Đại học Ngoại thương và Tập đoàn Mitani Sangyo, Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) vừa tổng kết Chương trình đào tạo phương thức kinh doanh Nhật Bản.

Chất lượng từ chương trình đào tạo phương thức kinh doanh Nhật Bản

Chương trình đào tạo về phương thức kinh doanh Nhật Bản nằm trong khuôn khổ biên bản hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại thương, Tập đoàn Mitani Sangyo và Ngân hàng Mizuho, được ký kết dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản Hagiuda Koichi vào tháng 11/2021. Theo đó, Tập đoàn Mitani Sangyo và Ngân hàng Mizuho hỗ trợ Nhà trường tổ chức chương trình đào tạo về phương thức kinh doanh Nhật Bản, do lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản giảng dạy.

Gửi lời cám ơn tới các đối tác, PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết: Sau thời gian hoạt động, thể hiện rõ tôn chỉ mục đích của một Chương trình Chất lượng cao. Minh chứng đã khẳng định sự hợp tác này không chỉ là một chặng đường, mà còn là một hành trình, là một chuyến đi dài mà chúng ta cùng nhau thực hiện. Trường Đại học Ngoại thương cam kết sẽ dành những nguồn lực tốt nhất để những hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp đạt được những kết quả đi vào chiều sâu, chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo.

Đại diện cơ quan Chính phủ Nhật Bản, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - Ngài Yamada Takio đã nhận định: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là những trụ cột quan trọng của hợp tác Nhật Bản - Việt Nam. Trường Đại học Ngoại thương có thế mạnh đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh và hiện nay đang đào tạo nguồn nhân lực tiếng Nhật chất lượng cao. Việc chuỗi bài giảng này nhận được sự hợp tác lớn của 8 công ty hàng đầu của Nhật Bản đã thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của các doanh nghiệp với trường Đại học Ngoại thương.

TS Trần Thị Thu Thủy - Trưởng Khoa Tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại thương cho biết, Chương trình đã đạt 3 mục tiêu chính: Giúp sinh viên đạt được trình độ tiếng Nhật nâng cao; tập trung vào “Phương thức kinh doanh Nhật Bản” và “Tư duy của doanh nghiệp Nhật Bản”, sinh viên có cơ hội được nghe những câu chuyện về triết lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh và dự đoán về xu hướng của ngành mà chỉ có các nhà điều hành mới có thể giải thích được; Tạo cơ hội trình bày quan điểm, cách suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam với các nhà quản lý doanh nghiệp Nhật Bản và tiếp nhận những phản hồi từ họ.

Tại phiên thảo luận mở, đại diện các doanh nghiệp tham gia chuỗi bài giảng đã phát biểu ý kiến và nhất trí mong muốn chuỗi bài giảng sẽ tiếp tục được triển khai trong những năm tới, cũng như mở rộng chủ đề và hình thức tổ chức. Lãnh đạo Khoa Tiếng Nhật - Đơn vị chủ trì Chương trình đào tạo Phương thức kinh doanh Nhật Bản, Viện VJCC - Đơn vị chủ trì triển khai chương trình đào tạo Quản lý chất lượng chuẩn Nhật Bản đã lần lượt báo cáo hoạt động đã triển khai, kết quả đạt được cùng các trao đổi đề xuất trong thời gian tới.

Phát biểu tổng kết, PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhận định Chương trình đào tạo Phương thức kinh doanh Nhật Bản đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục gắn kết với thực tiễn, hướng tới giáo dục khai phóng, giúp cho sinh viên thật sự thấm nhuần được tinh thần “lấy con người làm trung tâm” trong mọi tư duy và phương thức kinh doanh Nhật Bản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.