Chăm sóc học sinh bị bệnh thế nào?

GD&TĐ - Trẻ dành gần một nửa thời gian trong ngày ở trường, nên việc giáo viên chú ý tới những em mắc bệnh tiểu đường được coi là thực sự quan trọng.

Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên về tình trạng bệnh của trẻ. Ảnh minh họa
Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên về tình trạng bệnh của trẻ. Ảnh minh họa

Một số học sinh lớn hơn sẽ cảm thấy thoải mái khi thử lượng đường trong máu, tiêm insulin. Trong khi đó, học sinh nhỏ tuổi hơn và những trẻ mới phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường sẽ cần được giúp đỡ trong việc chăm sóc hằng ngày.

Lập kế hoạch kiểm soát

Trẻ mắc bệnh tiểu đường thường có cách kiểm soát tình trạng và chăm sóc không giống nhau. Trước khi năm học bắt đầu, phụ huynh hãy gặp các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của con mình để xây dựng kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường.

Sau đó, phụ huynh cần trao đổi về kế hoạch này với giáo viên cũng như nhân viên nhà trường. Bởi, đó là những người có thể chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ trong ngày học.

Kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường giải thích mọi vấn đề về quản lý và điều trị bệnh. Trong đó, bao gồm mức đường huyết mục tiêu và liệu trẻ có cần được giúp để kiểm tra lượng đường trong máu hay không. Các triệu chứng hạ đường huyết cụ thể của trẻ và cách điều trị lượng đường huyết thấp.

Ngoài ra, kế hoạch cũng cần đề cập tới insulin hoặc thuốc khác được sử dụng, kế hoạch bữa ăn và bữa ăn nhẹ, cách quản lý hoạt động thể chất/thể thao. Kế hoạch này cần phù hợp với nhu cầu và thói quen hằng ngày của trẻ.

Tuy nhiên, phụ huynh cần đảm bảo cập nhật kế hoạch hằng năm hoặc thường xuyên hơn nếu việc điều trị thay đổi.

Hợp tác với nhân viên nhà trường

CDC Mỹ khuyến cáo, phụ huynh hãy chắc chắn rằng con mình đã được tiêm tất cả các loại vắc-xin cần thiết, bao gồm cả cúm. Trẻ mắc bệnh tiểu đường có thể bị cúm nặng và ốm lâu hơn. Bị bệnh có thể làm cho việc theo dõi lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, trẻ cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bởi, đó là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan mầm bệnh cho người khác.

Làm việc với giáo viên và các nhân viên khác sẽ giúp đảm bảo rằng, nhà trường có đủ cơ sở vật chất và điều kiện để hỗ trợ trẻ mắc bệnh tiểu đường. Y tá của trường thường là nhân viên chính chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh tiểu đường cho học sinh. Tuy nhiên, có thể là không phải lúc nào y tá trường cũng sẵn sàng khi cần thiết.

Do đó, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ, một hoặc nhiều nhân viên dự phòng của trường nên được đào tạo về các nhiệm vụ chăm sóc bệnh tiểu đường. Những nhân viên này đồng thời cần có mặt tại trường mọi lúc trong ngày, bao gồm cả các hoạt động sau giờ học.

Bên cạnh đó, các phụ huynh hãy đảm bảo là sẽ đến thăm lớp học của con. Bởi, một số giáo viên có thể từng gặp trường hợp học sinh mắc bệnh tiểu đường trong lớp trước đây.

Do đó, những giáo viên này có thể có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ người học mắc tiểu đường. Đặc biệt, tới thăm trường cũng là thời điểm tuyệt vời để phụ huynh nói về nội quy lớp học.

Học sinh mắc bệnh tiểu đường có được phép rời khỏi lớp mà không cần hỏi không? Hay, liệu trẻ có nên giơ tay xin phép không? Khi trẻ và giáo viên hiểu rõ nhu cầu của nhau, thì các hoạt động chăm sóc sẽ ít gây ảnh hưởng và khó xử trong lớp.

Cha mẹ cũng có thể hỏi về việc, liệu giáo viên có thể nói chuyện với cả lớp về bệnh tiểu đường, định nghĩa, hậu quả và những gì cần làm hằng ngày. Tuy nhiên, giáo viên không cần nêu tên học sinh cụ thể bị tiểu đường.

Ngoài ra, phụ huynh hãy cho giáo viên biết các dấu hiệu cụ thể nếu lượng đường trong máu của trẻ quá thấp. Trẻ có cáu kỉnh hay lo lắng không? Hoặc, trẻ sẽ có cảm giác đói hay chóng mặt? Giáo viên có thể biết các dấu hiệu trước khi trẻ nhận ra.

Nhờ đó, có thể cho phép trẻ ăn một bữa nhẹ thích hợp hoặc tìm sự giúp đỡ. Phụ huynh cũng cần trao đổi với các dịch vụ dinh dưỡng (nhà ăn của trường) để nhận thực đơn và thông tin cần thiết.

Từ đó, giúp trẻ lập kế hoạch sử dụng insulin. Một số học sinh bị tiểu đường thường mang bữa trưa từ nhà. Bởi, khi đó, việc tuân theo kế hoạch bữa ăn của trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát bệnh.

Trẻ mắc bệnh tiểu đường cần hoạt động thể chất giống như bạn cùng lứa. Cha mẹ hãy trao đổi với giáo viên thể chất của trẻ về những gì con cần để tham gia môn học đầy đủ, cũng như an toàn.

Khi trẻ đi học, phụ huynh cần làm quen với thời khóa biểu hằng ngày của trẻ, bao gồm mọi hoạt động sau giờ học. Bởi, cha mẹ sẽ muốn biết về việc có thể tìm thấy con mình ở đâu và khi nào nếu cần.

Lên danh sách vật dụng cần

Cha mẹ có thể tạo danh sách những vật dụng trẻ cần dùng hằng ngày. Từ đó, giúp đảm bảo rằng, tất cả các vật dụng cần thiết của trẻ đã được cất trong ba lô.

Một số vật dụng trẻ bị tiểu đường cần mang theo khi tới trường bao gồm: Máy đo đường huyết và pin dự phòng, que thử; Insulin và ống tiêm; Khăn chống nhiễm trùng; Nước uống.

Ngoài ra, trẻ cũng cần mang theo viên glucose hoặc các loại carbs tác dụng nhanh khác như nước trái cây hay kẹo (khoảng 10 - 15 gram). Những món đồ này sẽ làm tăng lượng đường trong máu của trẻ một cách nhanh chóng.

Phụ huynh cũng cần đảm bảo rằng, trẻ sẽ đeo vòng cổ hoặc vòng tay y tế mỗi ngày. Đồng thời, cha mẹ nên nhắc con kiểm tra lượng đường trong máu theo lịch trình.

Học sinh lớn hơn có thể đặt lời nhắc trên điện thoại. Trẻ cũng cần biết địa điểm và thời điểm đi xét nghiệm lượng đường trong máu nếu cần trợ giúp, biết tìm đến ai để được giúp đỡ khi bị hạ đường huyết.

Điều cần lưu ý là cách xử trí trong trường hợp trẻ xuất hiện tình trạng lượng đường trong máu thấp. Lượng đường trong máu thấp có thể xảy ra nhanh chóng và cần được điều trị ngay lập tức.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do quá nhiều insulin, đói, ăn không đủ chất hoặc hoạt động thể chất nhiều. Các triệu chứng hạ đường huyết có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Vì vậy, giáo viên và nhân viên nhà trường nên làm quen với các triệu chứng cụ thể của trẻ.

Một số triệu chứng thường bao gồm: Run rẩy; Lo lắng; Đổ mồ hôi, ớn lạnh hoặc ngột ngạt; Khó chịu hoặc thiếu kiên nhẫn; Chóng mặt và khó tập trung; Đói hoặc buồn nôn; Mờ mắt. Ngoài ra, trẻ cũng có thể cảm thấy, mệt mỏi, tức giận, bướng bỉnh hoặc buồn bã.

Nếu trẻ bị hạ đường huyết nhiều lần trong tuần, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để xem liệu có cần điều chỉnh kế hoạch điều trị hay không.

Theo CDC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.