Cha mẹ cần làm gì để giúp con thoát khỏi chứng sợ động vật?

GD&TĐ - Hội chứng sợ động vật gây ra cản trở rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của mỗi người. Trị liệu tâm lý là một trong những biện pháp cần thiết để giúp người bệnh sớm vượt qua được nỗi ám ảnh phi lý này mà bố mẹ cần lưu tâm.

Cha mẹ cần làm gì để giúp con thoát khỏi chứng sợ động vật?

Làm thế nào để vượt qua hội chứng sợ động vật?

Nếu phát hiện con em mình mắc chứng sợ động vật, cha mẹ cần sớm đưa đi khám và điều trị tại các trung tâm tâm lý hoặc các chuyên khoa tâm thần để hạn chế tối đa các hệ lụy không mong muốn khác có thể xuất hiện.

Con cần điều trị thông qua việc trao đổi chi tiết về cảm xúc, suy nghĩ và các triệu chứng với các chuyên gia, đồng thời cũng có thể được yêu cầu làm một số bài test cần thiết để kiểm tra chính xác các dấu hiệu.

Nếu đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán đồng trời các triệu chứng cũng đã xuất hiện trên 6 tháng, có gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sẽ được xác định và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp cho từng đứa trẻ.

Chăm sóc và điều trị trị nhà

Hội chứng sợ động vật thường được chỉ định kết hợp điều trị tại nhà và bản thân con trẻ cần thực sự quyết tâm để vượt ra khỏi nỗi sợ hãi của bản thân. Thay đổi một cuộc sống lành mạnh hơn, đáp ứng các yêu cầu từ bác sĩ và các chuyên gia tâm lý cùng một tinh thần tích cực, lạc quan hướng về phía trước sẽ mang đến cho con nhiều giá trị tích cực.

Nhìn nhận và hiểu biết thêm về các loài động vật này sẽ giúp con có cái nhìn khác về nỗi sợ của bản thân.

Chứng sợ động vật thường dễ gặp ở trẻ em hơn nhưng cũng có rất nhiều người trưởng thành cũng mang trong mình nỗi ám ảnh này. Mỗi loài động vật đều có thể mang đến cho cuộc sống này những giá trị khác nhau, tất nhiên vẫn có những loài thực sự là mối nguy hiểm nhưng nếu biết cách xử lý hay kiểm soát đúng cách thì bạn vẫn sẽ luôn bảo vệ được bản thân và cả những người xung quanh.

Con bạn có thể sợ 1 loại động vật nào đó hoặc có thể sợ hãi cùng lúc nhiều loài, thậm chí là tất cả các loài động vật. Một trẻ sợ chó sẽ luôn tìm những con đường không có chó để đi qua, nếu thấy chó thì sẽ cực kỳ hoảng loạn và tìm cách bỏ chạy chứ không dám vượt qua.

Trị liệu tâm lý

Hội chứng sợ động vật được đánh giá là một trong những vấn đề tâm lý hiếm gặp và cần được thực hiện các liệu pháp chăm sóc, phục hồi tâm lý để cải thiện nhận thức. Mục đích chính của các liệu pháp tâm lý chính là giúp con hiểu được nỗi sợ của bản thân là phi lý và học cách kiểm soát nó tốt hơn. Con bạn mắc chứng sợ động vật nếu đáp ứng tốt với các liệu pháp tâm lý thường có khả năng phục hồi rất nhanh mà không để lại bất cứ hệ lụy nào.

Liệu pháp phơi nhiễm: Bố mẹ hoặc nhà trị liệu sẽ tạo ra một không gian hay môi trường phù hợp để con có thể trực tiếp tiếp xúc với nỗi sợ hãi của bản thân theo mức độ tăng dần. Cơ thể thích nghi của mỗi người sẽ giúp mức độ sợ hãi được giảm xuống khi mà phải trực tiếp đối diện mỗi ngày.

Chẳng hạn con sợ chim, cha mẹ có thể bắt đầu trị liệu từ việc xem hình những chú chim, xem clip về chim, đến lồng chim để nghe chim hót hoặc thậm chí là sờ vào một con chim nào đó và để nó đậu trên tay mình.

Dần dần con sẽ nhận ra rằng con chim này thực tế không hề nguy hiểm giống như họ vẫn suy nghĩ nên mức độ lo lắng hay sợ hãi cũng giảm dần.

Liệu pháp nhận thức hành vi: Mục đích của phương pháp này chính là cha mẹ giúp con nhận thức rõ ràng về nỗi sợ của bản thân, về nỗi ám ảnh đã tác động đến nhận thức như thế nào.

Các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực sẽ dần được thay thế bằng những nhận thức tích cực và đúng đắn hơn, từ đó giúp con dần hòa nhập được với các hoạt động khác trong cuộc sống khi vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.

Các liệu pháp thư giãn: Các biện pháp thư giãn và giải tỏa căng thẳng sẽ được thực hiện song song đồng thời với liệu pháp phơi nhiễm và nhận thức hành vi để tránh các cảm xúc, hành vi kích thích quá mức của con em mình.

Khi tinh thần của con trẻ ổn định, không rơi vào trạng thái căng thẳng hay tiêu cực quá mức thì việc điều trị chứng sợ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Cha mẹ không nên cho con tránh xa các thông tin tiêu cực về loài vật mà con sợ hãi thay vào đó là tìm hiểu kỹ hơn về chúng. Chẳng hạn như cách cấp cứu khi bị rắn cắn, các đối phó khi thấy rắn.

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, có hiểu biết kỹ càng về chúng thì cũng không còn quá lo âu trong các tình huống bắt buộc phải đối diện hay tiếp xúc.

Chia sẻ và tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè và người thân để được hỗ trợ ngay khi cần thiết, chẳng hạn khi phải đi qua một khu vực quá nhiều chó mới có thể về được tới nhà.

Theo Education

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.