Cầu Thăng Long thông xe ngày 7/1

GD&TĐ - Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau hơn 5 tháng triển khai thi công, Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ chính thức được thông xe vào 7h ngày 7/1/2021.

Công nhân thi công trên phần mặt cầu Thăng Long.
Công nhân thi công trên phần mặt cầu Thăng Long.

Các phương tiện tham gia giao thông có thể di chuyển bình thường qua cầu từ 9h cùng ngày.

Trước đó, Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long được triển khai vào ngày 16/8/2020 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng.

Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long được thực hiện bằng giải pháp cào bóc và làm sạch lớp phủ mặt cầu cũ, hàn các đinh neo trên bản mặt thép, bổ sung lưới cốt thép. Sau đó, rải lớp bê tông siêu tính năng UHPC với lượng sợi thép gia cường cần thiết. Qua đó tạo ra kết cấu liên hợp giữa bê tông UHPC với sàn thép hiện hữu, tạo thành mặt cầu liên hợp siêu nhẹ.

Mặc dù đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, đây vẫn là công nghệ mới. Trước khi áp dụng vào sửa chữa cầu, Bộ Giao thông – Vận tải đã có những nghiên cứu, thực nghiệm kỹ càng và quá trình thi công thực tế được quản lý, giám sát chặt chẽ...

Theo hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thời gian thi công dự án từ 16/8/2020 đến ngày 12/1/2021. Như vậy, Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã vượt tiến độ đề ra.

Thông xe Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ khớp nối đồng bộ với tuyến đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long). Qua đó, tạo thành trục giao thông xuyên suốt kết nối trung tâm thành phố Hà Nội đến sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Câu trả lời bằng làn sóng Oreshnik mới?

Câu trả lời bằng làn sóng Oreshnik mới?

GD&TĐ - Theo giới phân tích, ông Putin sẽ đáp trả những lời đe dọa của Donald Trump bằng một làn sóng tấn công mới của tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik.

Một mẫu kết quả phân tích từ hệ thống trí tuệ nhân tạo được phát triển.

Ứng dụng AI quản lý bệnh hại dưa lưới

GD&TĐ - Hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận diện chính xác trên 90% các loại bệnh hại trên cây dưa lưới, đồng thời giúp cảnh báo sớm và đề ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Minh họa/INT.

Nước mắt… 'chệch ray'

GD&TĐ - Việc rơi nước mắt trước công chúng, nhất là trên sóng truyền hình không phải lúc nào cũng đem lại hiệu ứng tích cực nếu bị 'chệch ray'...