Cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại hang Co Phương

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tổ chức Lễ cầu siêu các liệt sĩ tại hang Co Phương.

Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại hang Co Phương cách đây 71 năm. Ảnh: Thế Lượng
Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại hang Co Phương cách đây 71 năm. Ảnh: Thế Lượng

Chiều 1/4, tại bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), chính quyền địa phương tổ chức Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại hang Co Phương cách đây 71 năm.

Hang Co Phương (tiếng địa phương nghĩa là Hang Cây Khế), thuộc bản Sại là một hang núi do thiên nhiên kiến tạo trong lòng núi đá của dãy Pố Há.

Núi có chiều dài 60m, rộng khoảng 40m, gồm các phiến đá lớn chồng xếp lên nhau, xung quanh núi là đồi đất. Hang có diện tích khoảng 18 - 20m2, nơi cao nhất cửa hang khoảng 4m, có 2 cửa đi vào, càng đi sâu vào bên trong lòng hang càng hẹp.

Lãnh đạo huyện Quan Hóa và huyện Thiệu Hóa dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại buổi lễ cầu siêu ở hang Co Phương. Ảnh: Thế Lượng

Lãnh đạo huyện Quan Hóa và huyện Thiệu Hóa dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại buổi lễ cầu siêu ở hang Co Phương. Ảnh: Thế Lượng

Thời chiến hang Co Phương vừa được dùng làm kho, trạm quân lương, cũng là nơi trú quân của bộ đội, Thanh niên xung phong (TNXP) và dân công hỏa tuyến, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta.

Theo tài liệu ghi lại, vào khoảng 15h ngày 2/4/1953, máy bay Pháp bất ngờ thay nhau quần đảo, thả bom tàn sát khu vực bản Sại. Loạt bom này đã khiến nhiều TNXP, dân công hỏa tuyến đang ở độ tuổi thanh xuân hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm, mở đường phục vụ các chiến dịch, trong đó có chiến dịch Thượng Lào.

Ông Hà Văn Thủy - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và ông Nguyễn Đức Dũng - Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa dâng hương trong buổi lễ cầu siêu các liệt sĩ. Ảnh: Thế Lượng

Ông Hà Văn Thủy - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và ông Nguyễn Đức Dũng - Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa dâng hương trong buổi lễ cầu siêu các liệt sĩ. Ảnh: Thế Lượng

Ở dốc Phú Lệ, một số dân công đang làm đường cũng bị trúng bom, tử nạn. Đặc biệt, tại địa điểm hang Co Phương, bom đã đánh sập, chặn cửa hang làm thiệt hại nặng nề về người.

Tiểu đội dân công hỏa tuyển có 13 người thuộc xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) khi đó đang trú ẩn trong hang bị bom đánh sập cửa, khiến 11 người hy sinh tại chỗ. Một người bị thương nặng, được chuyển tới bệnh viện Hồi Xuân để cứu chữa, nhưng do vết thương quá nặng người này cũng đã hy sinh.

Bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ tại hang Co Phương. Ảnh: Thế Lượng

Bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ tại hang Co Phương. Ảnh: Thế Lượng

Người duy nhất sống sót của tiểu đội dân công hỏa tuyến đó là bà Nguyễn Thị Ngọt, (SN 1932), hiện đang sinh sống tại xã Thiệu Nguyên. Bà Ngọt may mắn ra khỏi hang trước khi quân giặc dội bom.

Trận oanh tạc kinh hoàng ấy, thống kê, huyện Thiệu Hóa có 24 người hy sinh. Ngoài 12 liệt sỹ xã Thiệu Nguyên, còn có nhiều liệt sỹ ở các xã Thiệu Hợp; Thiệu Phú; Thiệu Duy và Thiệu Châu.

Lãnh đạo huyện Quan Hóa và huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) tham gia buổi lễ cầu siêu các liệt sĩ tại hang Co Phương. Ảnh: Thế Lượng

Lãnh đạo huyện Quan Hóa và huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) tham gia buổi lễ cầu siêu các liệt sĩ tại hang Co Phương. Ảnh: Thế Lượng

Năm 1999, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà bia tưởng niệm tại hang Co Phương. Năm 2000, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở cạnh cửa hang Co Phương để chính quyền, nhân dân, thân nhân các gia đình liệt sỹ đến dâng hương tưởng nhớ.

Năm 2009, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo, giao Sở LĐTB&XH, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội cựu thanh niên xung phong và huyện Quan Hóa kiểm tra cụ thể, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục cho các chiến sỹ dân công đã hy sinh nhưng chưa được công nhận là liệt sĩ. Đồng thời, đề xuất hình thức tri ân, tưởng nhớ sự hy sinh của các chiến sỹ, bộ đội, thanh niên xung phong và dân công tại hang Co Phương.

Cụ bà Nguyễn Thị Ngọt (SN 1932) là người may mắn thoát chết khi bom Pháp trút xuống hang Co Phương ngày 2/4/1953. Ảnh: Thế Lượng

Cụ bà Nguyễn Thị Ngọt (SN 1932) là người may mắn thoát chết khi bom Pháp trút xuống hang Co Phương ngày 2/4/1953. Ảnh: Thế Lượng

Tháng 8/2009, Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa có báo cáo đề xuất hình thức tri ân về sự hy sinh của dân công tại hang Co Phương. Đến nay, Sở đang lưu giữ hồ sơ 27 trường hợp là dân công của huyện Thiệu Hóa hy sinh tại xã Phú Lệ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong đó, có 24 trường hợp hy sinh ngày 2/4/1953 và 3 trường hợp hy sinh ngày 13/2/1952.

Năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã lập quy hoạch, tôn tạo khu di tích lịch sử cách mạng hang Co Phương. Các hạng mục được đầu tư như: Sân hành lễ, nhà bia, ta luy đất trồng cỏ, khu để xe, đảo hoa, khu sân vườn, cột cờ, khu biển tên địa danh, nhà vệ sinh...

Thân nhân, gia đình liệt sĩ ở huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) tham gia cầu siêu các liệt sĩ tại hang Co Phương. Ảnh: Thế Lương

Thân nhân, gia đình liệt sĩ ở huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) tham gia cầu siêu các liệt sĩ tại hang Co Phương. Ảnh: Thế Lương

Ngày 20/7/2012, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định số 2281 về việc xếp hạng di tích lịch sử cách mạng hang Co Phương là di tích cấp tỉnh.

Hàng năm, vào ngày 2/4 (ngày giỗ chung), ngày Rằm, mùng Một hàng tháng, ngày lễ, tết, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, huyện, xã, thân nhân liệt sỹ, nhân dân địa phương và du khách, đều đến thăm viếng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại hang Co Phương.

Cụ Nguyễn Thị Ngọt, cựu dân công hỏa tuyến thoát chết trong trận bom rải xuống hang Co Phương vào ngày 2/4/1953 cũng tham gia buổi lễ cầu siêu cho đồng đội. Ảnh: Thế Lượng

Cụ Nguyễn Thị Ngọt, cựu dân công hỏa tuyến thoát chết trong trận bom rải xuống hang Co Phương vào ngày 2/4/1953 cũng tham gia buổi lễ cầu siêu cho đồng đội. Ảnh: Thế Lượng

Đến năm 2018, các chiến sĩ dân công hỏa tuyến hy sinh tại hang Co Phương đã được công nhận là liệt sỹ. Cũng trong năm 2018, huyện Quan Hóa phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa lập hồ sơ khoa học trình Bộ VHTT&DL xét duyệt. Ngày 28/3/2019 Bộ VHTT&DL đã có quyết định về xếp hạng di tích quốc gia, Di tích lịch sử hang Co Phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ