Tổ chức đại lễ cầu siêu cho nạn nhân Covid-19

GD&TĐ - Sáng 18/11, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Đại lễ cầu siêu cho người mất vì Covid-19 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10). Đại lễ có 200 người tham dự.

Nghi thức lễ cầu siêu cho đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: SGGP
Nghi thức lễ cầu siêu cho đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: SGGP

Buổi lễ diễn ra dưới hình thức truyền hình trực tiếp và trực tuyến trên các nền tảng số.

Dù 8h đại lễ mới bắt đầu, nhưng các chư tôn đức tăng, phật tử đã có mặt từ sáng sớm, sửa soạn y phục và kinh kệ để chuẩn bị cho buổi lễ.

Các đại biểu dâng hương tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Ảnh: SGGP

Các đại biểu dâng hương tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Ảnh: SGGP

Tham dự đại lễ có Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Đệ nhất Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TPHCM; Hòa thượng Thích Đức Nghiệp - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN; Tô Thị Bích Châu - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Nguyễn Văn Lưu - Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM; Nguyễn Văn Lượng - Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo TPHCM. Ngoài ra, còn có những gia đình nạn nhân có người thân mất vì Covid-19 tại TP HCM.

Trong phần giới thiệu chương trình đại lễ tưởng niệm cầu siêu, Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM chia sẻ: Họ là những cán bộ, chiến sĩ bản lãnh kiên trung; các bác sĩ, y tá, lương y tận tâm đầy trách nhiệm; quý tăng ni, phật tử đầy nhiệt huyết và các tình nguyện viên tích cực nhiệt tình và đồng bào các giới thân thương của chúng ta. Tất cả mọi người luôn sẵn sàng tham gia tuyến đầu phòng chống giặc bệnh vô hình, chấp nhận hy sinh tính mạng để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cộng đồng, hạnh phúc cho dân tộc và ổn định đất nước Việt Nam thân yêu”.

Các chư tôn đức tăng, phật tử... cùng chắp tay cầu nguyện và dành một phút mặc niệm cho những nạn nhân tử vong do đại dịch. Ảnh: Vnexpress

Các chư tôn đức tăng, phật tử... cùng chắp tay cầu nguyện và dành một phút mặc niệm cho những nạn nhân tử vong do đại dịch. Ảnh: Vnexpress

“Họ đã trút hơi thở cuối cùng, nhẹ gót ra đi trở về lòng đất mẹ, từ bỏ cuộc đời huyễn mộng, xa rời mái ấm gia đình, từ giã những người thân yêu và vĩnh biệt tất cả chúng ta… khi đang thực hiện nhiệm vụ cao cả của người con đất Việt. Họ là những người xứng đáng được vinh danh trên trang sử vàng son của nước Việt”, Thượng tọa Thích Quang Thạnh xúc động bày tỏ.

Chia sẻ tại buổi đại lễ, bà Tô Thị Bích Châu - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. HCM cho hay: “Tôi nghĩ rằng với việc tổ chức đại lễ tưởng niệm cầu siêu các đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 giúp gia đình và những người tử vong trong đợt dịch vừa qua cảm thấy ấm lòng.

Gia đình có người thân mất vì Covid-19 tại TP HCM cầu nguyện tại buổi lễ. Ảnh:Vnexpress.

Gia đình có người thân mất vì Covid-19 tại TP HCM cầu nguyện tại buổi lễ. Ảnh:Vnexpress.

Đồng thời, qua lễ tưởng niệm còn gửi đến mọi người nâng cao cảnh giác nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19. Trong thời gian qua, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, đặc biệt là những chương trình thiện nguyện. Và trong đại lễ cầu siêu này, không chỉ ở Việt Nam Quốc tự mà ở các chùa, tự viện cũng tổ chức với quy mô, hình thức phù hợp, vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo lễ trang trọng để thành tâm cầu nguyện cho vong linh những người đã khuất”.

Trong buổi đại lễ cầu siêu, một số người thân nạn nhân chưa đăng ký vào kịp, đứng trước của chùa vái vọng. Ảnh: Vnexpress
Trong buổi đại lễ cầu siêu, một số người thân nạn nhân chưa đăng ký vào kịp, đứng trước của chùa vái vọng. Ảnh: Vnexpress

Chia sẻ tại buổi lễ, bà Mạch Từ Thể Hồng (67 tuổi) cho biết, bà một mình từ nhà cách đó 3 km, đến chùa chắp tay cầu nguyện cho người mẹ 93 tuổi qua đời cách đây hai tháng. Con trai bà cũng bị nhiễm Covid-19 nhưng đã sớm khỏi bệnh.

Tối mai (19/11), Lễ tưởng niệm nạn nhân Covid-19 sẽ diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (quận 1, TP Hồ Chí Minh). Cùng thời gian trên, TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức thả hoa đăng, vận động các cơ sở tôn giáo trên địa bàn đánh chuông; các tàu, thuyền, sà lan... đậu tại các cảng kéo còi tưởng niệm…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ