Câu chuyện về nữ quyền ở Iran

GD&TĐ - Bạn đọc VN được đón nhận tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả người Iran Azar Nafisi mang tên “Đọc Lolita ở Tehran” trong tháng 12 này. Đây là cuốn hồi ký kể quãng thời gian Azar Nafisi giảng dạy ở Tehran, Iran vào năm 1995.

Câu chuyện về nữ quyền ở Iran

Tại đây bà cùng một nhóm sinh viên nữ Iran đã phải đối mặt với chế độ độc tài để đọc văn học phương Tây, điều bị cấm đoán ở các quốc gia Hồi giáo. Đọc Lolita ở Tehran, cuốn sách nằm trong danh sách bestseller của tờ New York Times suốt 117 tuần liên tục và đã giành một số giải thưởng, trong đó có giải thưởng Sách của năm của Booksense dành cho sách nonfiction vào năm 2004.

Đọc Lolita ở New York, không có gì đáng nói.

Đọc Lolita ở Paris, lại càng không có gì đáng nói.

Đọc Lolita ở Thimphu, Bhutan thì hẳn có hơi đặc biệt.

Nhưng đọc Lolita ở Tehran, thì chắc sẽ chẳng có gì đặc biệt hơn thế. Đặc biệt, vì đó là Tehran. Là Iran. Nơi người ta có thể mất mạng vì đấu tranh cho quyền chính đáng của phụ nữ, cho phẩm giá đích thực của con người.

Azar Nafisi sinh năm 1948, là một nhà văn và giáo sư khoa Văn chương Anh người Iran. Bà định cư tại Mỹ từ năm 1997 và nhập quốc tịch Mỹ năm 2008.

Azar Nafisi là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Chính sách đối ngoại của Đại học Johns Hopkins đồng thời phục vụ tại Freedom House – tổ chức phi chính phủ thực hiện nghiên cứu và vận động về dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền.

Azar Nafisi là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất là Đọc Lolita ở Tehran.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ