Vì nguồn nước nằm sâu trong lòng đất nên cần có giếng để dẫn nước lên. Yêu, nếu như không có hành động, cũng giống như là nước ẩn giấu dưới lòng đất vậy.
Cậu bé Ryan Hreljac 6 tuổi sống tại Kemptville nước Canada, cậu nghe giáo viên nói: trên thế giới có một số nơi ngay đến nước sạch cũng không có để uống, người dân để lấy được nước, một ngày phải đi mất 20 dặm đường, mà còn là nước bị ô nhiễm vừa thối vừa bẩn nữa. Trẻ em ở đó rất dễ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong rất cao. Nhưng chỉ cần có 70 đô Canada là có thể đào một cái giếng ở Châu Phi, cho tất cả mọi người trong một làng có nước sạch để uống.
Lần đầu tiên Ryan nhận ra có người chết vì không có nước sạch để uống. Từ nhỏ cậu chỉ cần mở vòi nước là sẽ có nước, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, tắm cho chó, tưới hoa, rửa xe…đều là bằng nước sạch, cậu có nằm mơ cũng không ngờ đến, uống một miếng nước sạch đối với một số người lại như là chuyện trong mơ!
Ryan quyết định phải hành động. Cậu xin tiền của ba mình, muốn quyên góp đến Châu Phi để đào một cái giếng. Ba mẹ khen ngợi Ryan có lòng nhân ái, nhưng đề nghị con có thể dựa vào sức của chính mình để kiếm 70 đồng này.
Ryan bắt đầu hành động, rửa xe cho ba kiếm được 1 đồng, lau cửa sổ cho mẹ kiếm được 1 đồng, đi nhà ông nội nhặt quả thông kiếm được 1 đồng, đến nhà hàng xóm giúp đỡ làm việc vặt, kiếm từng đồng một, cố gắng suốt bốn tháng trời, cuối cùng đã dành đủ 70 đồng.
Buổi chiều tháng 4 năm 1998, mẹ đưa Ryan đến Hội quỹ từ thiện Water Can quyên tiền, họ chuyên giúp đỡ những quốc gia nghèo khổ xây dựng nguồn nước an toàn. Ryan mặc bộ quần áo đẹp trai nhất, còn thắt cà vạt hình Batman. Buổi sáng cậu theo mẹ đến văn phòng làm việc. Giúp mẹ gọt bút chì, đổ rác, ông chủ của mẹ cậu quyên góp cho cậu 5 đồng, cậu liền nhận lấy và cho vào hộp bánh quy đựng tiền quyên góp. Buổi chiều, Ryan mang hộp bánh quy đến Water Can, mới biết 70 đồng chỉ đủ mua một cái máy bơm nhân tạo, đào một cái giếng ít nhất phải cần có 2 ngàn đồng.
Cậu bé Ryan 6 tuổi nói: “ ồ, vậy cháu phải làm thêm một số việc nữa!”, trong bộ óc ngây thơ trong sáng của cậu, vốn dĩ không phải đang tính toán số tiền này nhiều bao nhiêu, mà cậu chỉ một lòng nghĩ rằng, chỉ cần cố gắng nhiều hơn, có thể đào được giếng ở Châu Phi sớm ngày nào, thì người dân địa phương sẽ được uống nước sạch sớm ngày đó. Water Can đem tâm nguyện của Ryan công bố lên trên mạng. Rồi từ 10 đồng, 20 đồng… nhiều khoản quyên góp nhỏ giống như những hạt mưa nhỏ từ trên trời rơi xuống, chảy về thùng nước.
Một năm sau, một cái giếng mới đào tại Uganda, tuôn ra những giọt nước tinh khiết trong lành. Những người dân làng reo hò nhảy múa, đây là cái giếng đầu tiên mà Ryan đào cho Châu Phi.
Ngày 27 tháng 7 năm 2000, cậu bé Ryan lúc này là 9 tuổi, cậu đi đến Uganda, tận mắt nhìn thấy cái giếng mà cậu quyên tiền để đào, dân làng xếp thành hai hàng bên đường, để chào đón vị anh hùng nhí đã mang đến hy vọng cho họ. Hai hàng người dài hút về phía xa, nhìn qua không thấy cuối hàng đâu cả. Chính phủ địa phương tuyên bố lấy ngày này làm “ ngày Ryan”. Ryan đến bây giờ, đã kêu gọi quyên góp được hơn 2 triệu đô Canada, đã khoan 992 cái giếng tại 16 quốc gia của Châu Phi, Châu Á, Châu Nam Mỹ, giúp cho 850 người có nước sạch để uống.
Tháng 5 năm 2003, Hội nghị Y tế Quốc tế Vancouver mời Ryan diễn thuyết, nói về tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với sự phát triển của quốc gia. Hội nghị còn đặc biệt mời người bạn penfriend ở Uganda của Ryan là Jimmy Akana bằng tuổi với cậu (12 tuổi) đến làm chứng. Không ngờ đúng lúc Uganda xảy ra nội chiến. Ba của Ryan thay Jimmy yêu cầu Canada ban cho sự cứu trợ nhân đạo. Tòa án Canada phán quyết rằng Jimmy có thể cư trú lâu dài tại Canada, từ đó Jimmy sống tại nhà của Ryan, cũng giống như là được ba mẹ của Ryan nhận nuôi. Jimmy ở trường học luôn rất cố gắng, Jimmy hy vọng khi lớn lên sẽ trở thành luật sư hoặc giáo viên, để giúp đỡ Ryan cùng nhau thay đổi thế giới.
Ryan trở về thăm Uganda thăm một ngôi làng và diễn thuyết tại đây
Ryan và Jimmy
(Penfriend (hoặc Pen-pal): là người bạn giao lưu qua thư từ)
Cậu bé 6 tuổi phát nguyện, quả nhiên làm thay đổi thế giới, điều này đương nhiên là kỳ tích. Nhưng đây là quà tặng rơi từ trên trời xuống phải không? Không phải, mà là cách giáo dục của ba mẹ Ryan, đã nuôi dưỡng được kỳ tích này. Mark và Susan dạy Ryan rằng, yêu không phải chỉ có trái tim, mà còn phải có hành động, phải tự mình đứng lên hành động! “Đứng giữa bức tường cao và quả trứng đâm về phía bức tường, tôi mãi mãi sẽ đứng về phía quả trứng!” Tác giả Haruki Murakami rất biết nói chuyện, và nói rất hay. Tôi nghĩ mỗi một con gà, trước khi nó dang rộng đôi cánh, thì đều là một quả trứng. Quả trứng, rất mềm yếu, nó cần được bảo vệ. Chúng ta không thể kêu quả trứng đi đụng vào bước tường cao, mà phải ấp nở nó, để nó mọc ra đôi cánh, bay qua bước tường cao đó.
Giọt nước nhỏ hội tụ thành dòng sông lớn, hành động nhỏ tích tụ thành mục tiêu lớn. Hãy cho đi lòng nhân ái bằng hành động nhân ái !