Cao dược liệu phòng ngừa suy giảm trí nhớ

GD&TĐ - Viện Dược liệu đã nghiên cứu thành công cao chiết dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer từ cây rau đắng biển, cây chè đắng và viễn chí.

Rau đắng biển là thành phần của cao chiết dược liệu giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ.
Rau đắng biển là thành phần của cao chiết dược liệu giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ.

Dược liệu an toàn

PGS.TS Phạm Thị Nguyệt Hằng, Viện Dược liệu cho biết, hiện nay trên thế giới có khoảng 35 triệu người mắc bệnh Alzheimer (AD) và sẽ tăng lên 115 triệu người vào năm 2050.

Ở Việt Nam, số người bị bệnh Alzheimer chưa được thống kê cụ thể, nhưng theo ghi nhận của các bác sĩ tại khoa nội thần kinh của nhiều bệnh viện, phòng khám thần kinh, phòng khám lão khoa, số lượng bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán bệnh Alzheimer đang ngày càng tăng cao.

Các thuốc điều trị AD hiện nay chủ yếu là tân dược nhưng cũng chỉ kiểm soát được các triệu chứng chứ không thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi bệnh. Hơn nữa, giá thành thuốc điều trị AD tương đối cao, và có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nhu cầu nghiên cứu phát triển các thuốc mới có nguồn gốc từ dược liệu để hỗ trợ và điều trị AD là rất cần thiết và được thế giới rất quan tâm.

PGS.TS Phạm Thị Nguyệt Hằng đã làm chủ nhiệm đề xuất thực hiện tiểu dự án: “Hợp tác nghiên cứu sàng lọc dược liệu có tác dụng ngăn ngừa/hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm trí nhớ và cơ chế tác dụng”.

Để chọn ra các loại dược liệu có hoạt chất phù hợp phòng ngừa suy giảm trí nhớ, nhóm nghiên cứu đã chọn triển khai thực nghiệm trên mô hình ruồi giấm chuyển gen APP mang bệnh Alzheimer.

Từ ruồi giấm chuyển gen, nhóm nghiên cứu áp dụng mô hình này để nghiên cứu sàng lọc 100 cao chiết dược liệu. Lựa chọn được dược liệu tiềm năng để nghiên cứu tác dụng và cơ chế trên mô hình động vật thực nghiệm và mô hình in vitro; nghiên cứu và xây dựng quy trình chiết cao tiêu chuẩn; phân lập một số chất tinh khiết từ dược liệu tiềm năng; đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của cao tiêu chuẩn.

Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng mô hình triển khai đánh giá sàng lọc được 100 cao chiết dược liệu, trong số đó đã phát hiện được 42 cao chiết có tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ ngắn hạn trên mô hình ruồi giấm chuyển gen APP.

Trong số 42 dược liệu tác dụng, đã lựa chọn 3 dược liệu gồm Chè đắng, Rau đắng biển và Viễn chí để tách chiết các phân đoạn gồm n-butanol, ethylacetate, nhexan and H20. Đồng thời các phân đoạn này đã được đánh giá tác dụng trên mô hình ruồi giấm.

TS Hằng cho biết nhóm đã lựa chọn được cao phân đoạn saponin chè đắng (sau này gọi là cao tiêu chuẩn) có tác dụng tốt và chứng minh được cơ chế tác dụng của cao chiết này thông qua khả năng ức chế sự tăng biểu hiện của protein APP trên ruồi giấm chuyển gen mang bệnh Alzheimer.

Nhóm đã điều chế được 107 mẫu cao chiết tổng từ dược liệu để sàng lọc tác dụng trên mô hình ruồi giấm. Phân lập được 5 chất từ cao saponin chè đắng và xây dựng quy trình chiết xuất và tinh chế cao giàu saponin từ chè đắng quy mô phòng thí nghiệm (10 g/mẻ).

Tiêu chuẩn cơ sở cho cho cao cũng được thực hiện, cao saponin chè đắng có hàm lượng D (≥ 3,5%) và E (≥ 2,0%). Cao có thể bảo quản dài hạn ở nhiệt độ 30ºC, độ ẩm 75%.

Cải thiện suy giảm trí nhớ trên động vật thực nghiệm

Thực nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu đã gây suy giảm trí nhớ bằng phương pháp cắt bỏ thùy khứu giác (OBX) để đánh giá tác dụng của cao tiêu chuẩn lá chè đắng.

Kết quả cho thấy cao tiêu chuẩn lá chè đắng với liều 540 g/kg có tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ trên mô hình OBX. Cao tiêu chuẩn lá chè đắng (5 và 10 μg/mL) có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương gây bởi NMDA trên mô hình nuôi cấy lát cắt thùy hải mã.

Cao chè lá đắng không gây độc cho chuột thực nghiệm dù đã cho chuột uống đến liều tối đa là 4,72 g/kg mà không gây chết trên chuột. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên thỏ cho thấy, thỏ được uống cao tiêu chuẩn lá chè đắng liều 0,135 g/kg và liều 0,675 g/kg liên tục 30 ngày không thấy có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thể trọng thỏ, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận trên các chỉ số sinh hóa, huyết học cũng như mô bệnh học gan, thận trong suốt quá trình uống.

Cùng với nghiên cứu trên dược liệu lá chè đắng, nhóm nghiên cứu cũng đã đánh giá tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ và cơ chế tác dụng của cao tiêu chuẩn rau đắng biển có hàm lượng bacopaside 1 trên 25% trên mô hình ruồi giấm và động vật thực nghiệm.

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh cao chiết này (270 và 540 mg/kg) có tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bởi chất độc thần kinh Trimethyltin (TMT).

Sau khi kết thúc thử nghiệm hành vi, tiến hành chiết tách RNA tổng số để đánh giá thay đổi biểu hiện gen trên thùy hải mã của não chuột sử dụng kỹ thuật phân tích giải trình tự RNA.

TS Phạm Thị Nguyệt Hằng cho biết, nghiên cứu tác dụng của cao tiêu chuẩn lá chè đắng đối với thay đổi biểu hiện các gen thùy hải mã sử dụng kỹ thuật phân tích giải trình tự RNA cho kết quả rất rõ nét.

Mô hình nuôi cấy lát cắt thùy hải mã nhằm mục đích chứng minh tác dụng bảo vệ tổn thương tế bào thần kinh và chứng minh cơ chế tác dụng. Kết quả đã chỉ ra rằng cao tiêu chuẩn lá chè đắng (5 và 10 μg/ml) có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương gây bởi NMDA (10 μM) thông qua con đường tín hiệu AKT/pAKT.

Cao tiêu chuẩn lá chè đắng (5 μg/ml) có tác dụng tăng cường mức độ biểu hiện của protein pAKT - dạng hoạt động của AKT, liên quan đến khả năng sống sót của tế bào trên mô hình OHSCs in vitro do tăng cường biểu hiện protein pAKT của con đường tín hiệu liên quan đến khả năng sống sót của tế bào.

Từ đó có thể thấy, cao dược liệu có tác dụng rõ rệt trong phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ trên chuột và thỏ thử nghiệm. Thành công này của nhóm nghiên cứu mở ra triển vọng đưa các sản phẩm dược liệu thành thuốc hoặc thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe an toàn, giá thành rẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.