Cẩn trọng những chiêu trò lừa đảo dịp Tết Nguyên đán

GD&TĐ - Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, cảnh báo những chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng nở rộ khi Tết Nguyên đán 2024 cận kề.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổng hợp điểm tin tuần từ 24/12 đến 31/12/2023.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổng hợp điểm tin tuần từ 24/12 đến 31/12/2023.

Lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ

Dịp Tết Nguyên Đán đến gần cũng là thời điểm tạo cơ hội cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng nhu cầu mua vé máy bay về quê, đi du lịch… của người dân để chiếm đoạt tài sản. Dù đây không phải một chiêu trò mới nhưng thủ đoạn thao túng tâm lý của các đối tượng ngày một tinh vi khiến nhiều nạn nhân vẫn bị sập bẫy.

Hình thức lừa đảo chủ yếu là tạo lập các trang Fanpage giả mạo trên mạng xã hội, đăng bài quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của người dùng bằng những hình ảnh và ưu đãi hấp dẫn. Khi có khách hàng tìm đến, các đối tượng sẽ hướng dẫn họ làm theo yêu cầu đăng bài trên Facebook với nội dung bán vé máy bay giá rẻ.

Người dân cần tỉnh táo trước khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội, đặc biệt là với các quảng cáo giá siêu rẻ và ưu đãi lớn.

Người dân cần tỉnh táo trước khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội, đặc biệt là với các quảng cáo giá siêu rẻ và ưu đãi lớn.

Để tạo lòng tin, đồng bọn của những kẻ này giả làm khách đặt mua vé máy bay và tự tạo giao dịch thành công. Sau khi người bị hại chuyển tiền, ngay lập tức các đối tượng sẽ chặn Facebook, xóa toàn bộ dấu vết, các tài khoản đã sử dụng liên hệ và cắt liên lạc.

Bên cạnh hình thức giả mạo tài khoản mạng xã hội, nhiều đối tượng còn tự nhận là nhân viên của hãng nên có chiết khấu cao, giả mạo đại lý ủy quyền để đưa ra các mức giá hấp dẫn khiến nhiều người mắc bẫy.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần tỉnh táo trước khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội, đặc biệt là với các quảng cáo giá siêu rẻ và ưu đãi lớn. Khi có nhu cầu mua vé máy bay, khách hàng nên trực tiếp đặt vé qua website chính của hãng hàng không hoặc gọi trực tiếp lên tổng đài nếu không thành thạo việc đặt vé qua mạng.

Trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, khách hàng cần tìm hiểu kỹ và xác nhận thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực, đồng thời yêu cầu nhân viên của hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay. Đặc biệt, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín.

Đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi về hình thức khiến nhiều người vẫn đồng ý tham gia.

Đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi về hình thức khiến nhiều người vẫn đồng ý tham gia.

Lừa đảo việc làm thêm trên mạng xã hội

Thời gian cận Tết, trên các nhóm tìm việc online, những thông tin quảng cáo, tuyển dụng việc làm thêm liên tục được đăng tải rầm rộ: tuyển người bình luận sản phẩm, đánh máy đề cương… Đối tượng được nhắm đến chủ yếu là các mẹ bỉm sữa, học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình - thấp đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm.

Theo Cục An toàn thông tin, mặc dù hình thức lừa đảo “làm cộng tác viên” không mới, chúng liên tục thay đổi về hình thức khiến nhiều người vẫn đồng ý tham gia.

Cơ quan này khuyến cáo người dân không nên chủ quan khi gặp các trường hợp và hành vi không minh bạch trên mạng xã hội. Tuyệt đối không làm theo yêu cầu tạm ứng trước tiền, không nên quá tin tưởng vào những đề nghị quá hấp dẫn và những công việc dễ dàng, không quan trọng trình độ hay kỹ năng. Đặc biệt lưu ý, không được cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mã OTP cho bất kỳ ai và dưới bất kỳ hình thức nào.

Người lao động phải chủ động tìm hiểu các thông tin vì liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân.

Người lao động phải chủ động tìm hiểu các thông tin vì liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân.

'Giải cứu' người bị hại từ Campuchia

Đối tượng tạo lập trang mạng xã hội “TQ” với nội dung chuyên nhận “giải cứu” nạn nhân bị bán sang Campuchia về Việt Nam. Họ đã câu kết với đối tượng người Campuchia và người Việt Nam sống bên Campuchia để thực hiện hành vi giăng bẫy người nhà nạn nhân và chiếm đoạt tài sản.

Sau khi nhận được tiền của người nhà nạn nhân, thay vì đưa nạn nhân về nhà theo đúng thỏa thuận, kẻ chủ mưu lại đưa nạn nhân về nhà của đồng bọn tại nơi giáp ranh biên giới giữa Campuchia và Việt Nam và tiếp tục yêu cầu người thân nạn nhân chuyển tiền thì mới cho về Việt Nam. Trên thực tế, nhóm này và Công ty lừa đảo qua mạng do người nước ngoài làm chủ là chung một nhóm với nhau để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia.

Bản thân bị hại tự nguyện đi sang Campuchia để làm việc trong các công ty chuyên thực hiện công việc lừa đảo qua mạng Internet. Các quản lý công ty lừa đảo đưa cho bị hại thông tin bao gồm số điện thoại, tài khoản Zalo, Facebook, số dư tài khoản trong ngân hàng của các cá nhân (người Việt Nam và người nước ngoài) để yêu cầu lừa tiền. Sau đó yêu cầu lừa đảo bằng cách kết bạn, làm quen hoặc lừa sử dụng các ứng dụng đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đầu tư vàng siêu lợi nhuận… nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ban đầu bị hại làm việc được trả lương đầy đủ, nhưng trong quá trình làm việc nếu không đạt chỉ tiêu mà các quản lý công ty giao trong ngày sẽ bị đem ra đánh đập tàn nhẫn. Do bị đánh đập thường xuyên nên bị hại đã liên hệ tài khoản Tiktok có tên "TQ" để yêu cầu được giải cứu.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ tại Việt Nam. Tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm “việc nhẹ lương cao” tràn lan trên các website và mạng xã hội Facebook, Zalo không chính thống.

Bên cạnh đó, bản thân người lao động phải chủ động tìm hiểu các thông tin vì liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân.

Người lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp đã được cấp giấy phép tại trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước www.dolab.gov.vn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lạc quan trong thận trọng

GD&TĐ - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố dự báo mới về tình hình và triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới cùng những nền kinh tế lớn cho năm 2024, 2025.

Số lượng du học sinh tại Hà Lan tăng đột biến.

Hà Lan tăng cường kiểm soát du học sinh

GD&TĐ - Chính phủ Hà Lan thông báo sẽ tiếp tục giảm số chương trình đại học giảng dạy bằng tiếng Anh nhằm tăng cường kiểm soát số lượng sinh viên quốc tế.

Xu hướng hộp quà tặng tết 2025 mới nhất