Khi còn trẻ, dường như chúng ta không quan tâm nhiều đến chuyện con cái, ngại lấy chồng hoặc cưới nhau xong còn “kế hoạch” một vài năm… cho đến khi 30 tuổi, sau khi đã cố gắng 1-2 năm mà con yêu vẫn chưa về mới thấy sao chúng ta lãng phí những thời gian đã qua.
Hiếm muộn, vô sinh có rất nhiều nguyên nhân nhưng chính lối sống không khoa học, tuổi tác quá già, bệnh tật, thói quen, vật dụng… sẽ làm gia tăng tỷ lệ này. Vì vậy, phụ nữ cần đặc biệt chú ý để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản tự nhiên của mình.
Xà phòng và lăn khử mùi
Một thành phần kháng khuẩn và kháng nấm phổ biến thường được gọi là triclosan có liên quan mật thiết đến chứng hiếm muộn và nặng hơn là vô sinh.
Đáng lo ngại là loại hóa chất này được dùng rất nhiều trong các sản phẩm như xà phòng và lăn khử mùi. Triclosan đã được chứng mình là có thể làm rối loạn các kích thích tố trong cơ thể những người sử dụng thường xuyên.
Quần lót thời trang
Với phụ nữ, những chiếc quần đủ mọi kiểu dáng chất liệu tuy mang đến vẻ quyến rũ nhưng lại là nỗi kinh hoàng của "vùng tam giác".
Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở những người có thói quen dùng quần lót thời trang cao hơn những người dùng quần lót cotton nhiều lần.
Các bệnh viêm nhiễm nếu không được chữa trị phù hợp có thể dẫn đến việc khó thụ thai thậm chí gây vô sinh.
Sản phẩm tạo mùi hương
Chị em phụ nữ thường có thói quen dùng hương thơm trong quần áo, chất xả vải, máy sấy tóc, lăn khử mùi… rất có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Bởi thành phần chính để tạo mùi hương là chất phthalates, một hóa chất độc hại có khả năng gây rối loạn chức năng sinh lý của chị em, dẫn tới vô sinh.
Do vậy, bạn hãy sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thực vật, dùng giấm trắng để làm mềm vải… hoặc dùng những sản phẩm có chất lượng đã được kiểm chứng không gây hại cho cơ thể.
Chảo chống dính
Chảo không dính là người bạn thân thiết của những người nội trợ, chúng có thể thuận tiện cho việc làm sạch, nhưng không phải cho việc thụ thai. Lớp phủ không dính có chứa các hóa chất có tên là perfluorooctanoic acid (PFOA ), một chất có liên quan đến vấn đề hiếm muộn.
Trong thực tế, nhiều dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ có nồng độ PFOA trong máu cao hơn thường phải trải qua giai đoạn thụ thai và mang thai khó khăn hơn.
Điện thoại di động
Điện thoại di động đã trở nên quan trọng như quần áo và thức ăn trong đời sống hiện đại. Mặc dù các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi khả năng điện thoại di động có thể làm cho bạn vô sinh nhưng hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các nước phát triển đều khuyên bạn không nên giữ điện thoại di động trong túi quần.
Một số nghiên cứu lâm sàn đã nhận thấy khi đặt điện thoại gần vùng bẹn của nam giới, bức xạ phát ra có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.