Cần thực tế hơn khi chọn nghề

GD&TĐ - Với nhiều bạn trẻ trước cánh cửa cuộc đời, câu hỏi lựa chọn, theo đuổi ngành học nào thật không dễ trả lời. Đi theo độ hot, sức hấp dẫn của nghề hay tìm ngành học nào cho dễ xin việc? Các kênh thông tin tư vấn, tham khảo hiện nay được coi là đang tác động mạnh đến sự lựa chọn của nhiều người học.  

Cần thực tế hơn khi chọn nghề

Nghề nào cũng gắn với việc làm

Một thời gian dài, tâm lý coi trọng bằng cấp đang chi phối quyết định của số đông người; xã hội dường như coi việc có tấm bằng đại học và ít nhất là phải cao đẳng đối với con em mình đã có những lúc được là điều hiển nhiên, bắt buộc phải có. Nhưng giờ đây, tâm lý chuộng bằng cấp đã không còn nặng nề như trước, đã không ít phụ huynh đưa ra quyết định thay bằng lựa chọn cánh cửa giảng đường ĐH, CĐ, họ đã hướng con cái chọn học một nghề phổ thông ở những trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp để giải quyết mối quan tâm thiết thực hơn đó là có việc làm.

Việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều trường đại học. Đã có nhiều ký kết, hợp tác trong đào tạo để đưa doanh nghiệp vào giảng đường không ngoài mục đích tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau này. Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 và năm 2017 được xã hội đánh giá cao với nhiều thành công, đặc biệt là năm 2017 này, gần như các trường đại học đều đã tuyển sinh xong và xã hội đã thấy có những dịch chuyển về tâm lý; nhiều học sinh đã chọn lựa các trường nghề để theo học. Còn ở các trường nghề, cũng trong năm nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh các trường nghề vào khoảng 2,2 triệu học viên, trong đó, với trình độ cao đẳng và trung cấp là 540.000 người; với hệ sơ cấp và các khóa đào tạo dưới 3 tháng là 1,66 triệu người.

Để cạnh tranh, thu hút người học, ngoài việc chú trọng tuyên truyền, các trường nghề hiện nay cũng đang chủ động nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo sát nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là việc kết nối với doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho học viên sau khi ra trường, trong đó chú trọng công tác giới thiệu việc làm và tạo nguồn xuất khẩu lao động – đây cũng là một trong những kênh việc làm hấp dẫn người học.

Thay đổi đáp ứng thực tế

Phùng Văn Kiên, chàng trai người Hà Nội, học giỏi, thông minh, nhà trong làng Tương Mai - từng ao ước và đã bước chân vào giảng đường Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng đành giữa đường đứt gánh. Đến nay, để mưu sinh anh chấp nhận theo học nghề chế bản in điện tử và anh đã say mê trở thành chuyên gia in được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm mời chào.

Kiên tâm sự: Để đi đến quyết định này, mình và gia đình đã suy nghĩ và tìm hiểu rất kỹ nghề gì thì cũng phải có việc làm, vào được đại học thì tốt đấy, nghe có vẻ oai hơn, nhưng nếu tìm việc khó hơn thì tại sao ta không chọn đi học trung cấp để có việc làm ngay. Hiện nay, với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, tay nghề giỏi nên nhiều doanh nghiệp in ấn sẵn sàng chi trả lương với mức cao hơn - Kiên vui vẻ cho biết.

Tất nhiên, để đưa ra quyết định và có thay đổi như Kiên là chưa phổ biến với nhiều người. Nhưng có một thực tế là nhiều người cũng thấy rằng tốt nghiệp đại học nhưng vẫn thất nghiệp, hoặc có xin được việc thì lại không theo chuyên môn, rồi không ít người có bằng đại học nhưng năng lực vừa phải, làm không đúng chuyên môn, lương bổng thu nhập lại không bằng những kỹ thuật viên chỉ có bằng cao đẳng hay trung cấp nhưng chuyên môn giỏi.

Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng: Tâm lý bàn giấy, văn phòng vẫn ít nhiều nặng nề trong suy nghĩ của người dân. Nhưng thực tế lại không như vậy, xã hội, doanh nghiệp luôn đòi hỏi lao động phải đáp ứng với yêu cầu chứ họ không nhìn vào bằng cấp.

Ông Nguyễn Anh Quân - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục nghề nghiệp - cho rằng: Để đào tạo nghề thực sự phát huy hiệu quả, về lâu dài ngoài việc cần thực hiện tốt việc dự báo thị trường, thì trong đào tạo cần tìm lối mở cho người học, cụ thể là việc làm, cần liên kết với doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo và nhận chính người học đó về làm việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.