Cần thanh kiểm tra các gói thầu giảm ngập trên 3.000 tỷ đồng ở TP. HCM

GD&TĐ - Việc chỉ có một nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu vô hình chung đã làm “biến mất” tính cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Chi nghìn tỷ chống ngập, giảm ngập, nhưng TP. HCM vẫn đối diện với tình trạng úng ngập khi mưa lớn, triều cường. (Nguồn ảnh: Vnexpress).
Chi nghìn tỷ chống ngập, giảm ngập, nhưng TP. HCM vẫn đối diện với tình trạng úng ngập khi mưa lớn, triều cường. (Nguồn ảnh: Vnexpress).

Vì sao đấu thầu cho 5 năm?

Như GD&TĐ đã thông tin, dự án Duy tu hệ thống thoát nước- Vận hành trạm bơm, cổng kiểm soát triều trên địa bàn thành phố 5 năm do Trung tâm QLHT kỹ thuật TP. HCM (thuộc Sở Xây dựng TP. HCM) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 3.226 tỷ đồng, nguồn ngân sách. Sau hoạt động đấu thầu, Công ty Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố HCM là đơn vị trúng các gói thầu "khủng", lên đến tổng giá trị trên 3.000 tỷ đồng.

Dự án có ý nghĩa góp phần cải thiện cảnh quan môi trường do ngập triều và mưa trên địa bàn TP.HCM và nâng cao hiệu quả của các trạm bơm, cống kiểm soát triều để công tác giảm ngập đạt hiệu quả.

Chi nghìn tỷ cho các dự án chống ngập, giảm ngập, nhưng TP. HCM ngập vẫn hoàn ngập. (Nguồn ảnh: Thanh Niên)

Chi nghìn tỷ cho các dự án chống ngập, giảm ngập, nhưng TP. HCM ngập vẫn hoàn ngập. (Nguồn ảnh: Thanh Niên)

Dự án này sở dĩ có tổng vốn đầu tư lên đến trên 3.226 tỷ đồng là gộp lại cho công tác xử lý 5 năm (2020, 2021, 2022, 2023, 2024 đến hết 31/3/2025).

Vấn đề được đặt ra là vì sao chủ đầu tư không tiến hành đấu thầu theo kế hoạch từng năm một mà lại đấu thầu cho kế hoạch 5 năm?

“Việc đấu thầu cho kế hoạch 5 năm sẽ khiến cho quy mô gói thầu lớn, ít có doanh nghiệp đáp ứng được hồ sơ mời thầu (chủ yếu về năng lực tài chính, khả năng thu xếp vốn). Hệ quả là gần như không có doanh nghiệp đủ năng lực tài chính để đáp ứng hồ sơ mời thầu và dự thầu. Từ đó, vô hình chung không tạo được sự cạnh tranh, giảm giá một cách có hiệu quả nhất cho vốn đầu tư ngân sách sau hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu”, Luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn Luật sư Hà Nội nêu quan điểm.

Thực tế, từ tài liệu thu thập được của GD&TĐ cho thấy, chỉ duy có Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM tham gia được “sân chơi” trong dự án đầu tư ngân sách “khủng” này. Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM ôm trọn các gói thầu: Gói thầu số 5, Gói thầu số 6; Gói thầu số 8. Tổng giá trị trúng thầu của doanh nghiệp này lên tới trên 3.000 tỷ đồng.

Cần cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc

Dự án Duy tu hệ thống thoát nước- Vận hành trạm bơm, cổng kiểm soát triều trên địa bàn thành phố 05 năm được chủ đầu tư là Trung tâm QLHT kỹ thuật TP. HCM chia là 8 gói thầu. Trong đó các gói thầu từ 1-4 được chỉ định thầu (gói tư vấn lập hồ sơ). Còn lại các gói thầu 5, 6, 7, 8 có giá trị hàng nghìn tỷ đồng được đấu thầu theo hình thức đấu thầu trực tiếp, rộng rãi trong nước (không đấu thầu qua mạng). Các gói thầu 5, 6, 8 (trị giá trên 3.000 tỷ đồng đều rơi vào tay Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM.

Ở phần việc quản lý vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố (khác nhau ở vị trí thực hiện) với giá trị gần 3.000 tỷ đồng được lập thành 02 gói thầu độc lập (Gói thầu số 5, Gói thầu số 6) với giá trị mỗi gói thầu là trên 1.400 tỷ đồng. Việc phân chia gói thầu này được Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh thông qua, phê duyệt tại KHLCNT số 217, ngày 21/2/2020.

Đời sống người dân TP. HCM gặp nhiều bất tiện mỗi khi thành phố có mưa lớn, triều cường. (Nguồn ảnh: Thanh Niên).

Đời sống người dân TP. HCM gặp nhiều bất tiện mỗi khi thành phố có mưa lớn, triều cường. (Nguồn ảnh: Thanh Niên).

“Vì sao ở phần công việc này chủ đầu tư không chia tách thành các gói thầu có giá trị tài chính nhỏ hơn để nhiều nhà thầu đáp ứng được năng lực tài chính để có thể tham gia dự thầu? Nếu có nhiều doanh nghiệp tham gia dự thầu thì tính cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu mới xuất hiện, từ đó có thể có sự giảm giá tốt hơn cho đầu tư ngân sách. Việc chỉ có một nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì làm gì còn tính cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu?”, luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn Luật sư Hà Nội khi được hỏi nêu quan điểm.

Tại hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước (hợp đồng số 129/HĐ-TTHT) ký ngày 31/03/2020 giữa Trung tâm QLHT kỹ thuật TP. HCM (ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc ký) và Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM (ông Nguyễn Hữu Phán, Phó Giám đốc ký) thực hiện Gói thầu số 6 ghi rõ: Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thời gian thực hiện hợp đồng là 5 năm (từ 1/4/2020 đến hết ngày 31/03/2025).

Trong đó giá hợp đồng của năm 2020 là trên 191 tỷ đồng, năm 2021 là trên 264 tỷ đồng, năm 2022 gần 288 tỷ đồng, năm 2023 trên 313 tỷ đồng, năm 2024 gần 342 tỷ đồng, năm 2025 gần 49 tỷ đồng.

Trong các hình thức hợp đồng của hoạt động đấu thầu như: Hợp đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định (hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng); Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh…. Chủ đầu tư ở đây là Trung tâm QLHT kỹ thuật TP. HCM đã chọn loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

Nguyên tắc thanh toán đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá điều chỉnh ghi trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.

Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thanh toán theo đúng thời hạn trong hợp đồng thì chịu trách nhiệm trả lãi đối với phần giá trị thanh toán chậm cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng.

Để trả lời cho vấn đề người dân quan tâm, chủ đầu tư dự án là Trung tâm QLHT kỹ thuật TP. HCM có đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư ngân sách hiệu quả, đúng quy định pháp luật hiện hành, không thất thoát, lãng phí đề nghị các cơ quan hữu trách: Thanh tra, Kiểm toán nhà nước cần vào cuộc, thanh kiểm tra. Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì cần xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật hiện hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.